Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam phải leo vượt "con dốc" thể chế kinh tế

Tư duy phát triển và thể chế kinh tế hiện hành của Việt Nam, dù đã được đổi mới, vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thời kỳ mới.

Kinh tế Việt Nam bước qua ngưỡng nước kém phát triển, gia nhập các nước có thu nhập trung bình, nhưng để bứt phá lên hàng các nước phát triển thì cần phải vượt qua tư duy lỗi thời để hiện đại hóa thể chế kinh tế.

Diễn đàn VNR500 đăng lại bài viết trên TBKTSG khi mổ xẻ những vấn đề lớn trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2020, từ chuyện thể chế đến chính sách tài chính và thương mại.

Bài viết dưới được tổng hợp từ Hội thảo "Kinh tế Việt Nam: vấn đề và giải pháp" do Ban chủ nhiệm Chương trình KX.01/06-10 (Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020) tổ chức hôm 8/9.

Mời bạn đọc gửi tranh luận bằng cách Bấm vào đây.

"Con dốc" thể chế

Theo ông Bùi Tất Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH-ĐT, 20 năm qua, 1991-2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam là 7,4%/năm. Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam đã bước qua ngưỡng nước kém phát triển, gia nhập các nước có thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, tư duy phát triển và thể chế kinh tế hiện hành của Việt Nam, dù đã được đổi mới, vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thời kỳ mới.

TS. Võ Đại Lược phát biểu tại hội thảo (ảnh TBKTSG)

Thật vậy, căn cứ vào dự thảo chiến lược của Việt Nam trong thời kỳ tới, kể cả tầm nhìn, không thấy có sự bứt phá nào về tư duy hay thể chế, thậm chí vẫn còn những quan điểm mâu thuẫn in đậm dấu ấn của mô hình kinh tế Xô viết (như khẳng định phát triển kinh tế thị trường hiện đại nhưng đồng thời lại khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo).

Hơn nữa, theo ông Võ Đại Lược, Chủ nhiệm Chương trình KX.01/06-10, những yếu kém của nền kinh tế hiện nay như chỉ số ICOR quá cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm chạp, sự bất bình đẳng trong tiếp cận và phân phối thành quả phát triển, mức độ ổn định kinh tế vĩ mô chưa cao (thâm hụt thương mại, lạm phát, nợ công, lãi suất và tỷ giá hối đoái)... chỉ được khắc phục hoàn toàn khi đổi mới tư duy phát triển và nâng cấp thể chế cho phù hợp với thời đại mới.

Còn chuyên gia kinh tế Vũ Tiến Phúc cho rằng, để tránh cái "bẫy thu nhập trung bình" và trở thành nước phát triển, Việt Nam phải vượt qua rất nhiều "con dốc", trong đó hai "con dốc" rất cao là "con dốc" đổi mới tư duy và "con dốc" nâng cấp thể chế.

Với quan điểm "tư duy nào kinh tế đó", ông Phúc nhận định: "Đổi mới tư duy để hiện đại thể chế là chìa khóa phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới".

Nhưng muốn thay đổi tư duy không phải dễ. Thật vậy, nhiều trường hợp chúng ta thấy trước hậu quả nhưng vẫn không chịu thay đổi tư duy để giải quyết vấn đề.

Như vấn nạn kẹt xe ở TP.HCM chẳng hạn, nó đã được các chuyên gia, các nhà tư vấn nhìn thấy từ hơn 10 năm trước nhưng thực tế vẫn không tránh được.

Leo "dốc" cách nào?

Nguyên nhân yếu kém của nền kinh tế đã được các chuyên gia kinh tế chỉ ra tại hội thảo, như: chỉ số ICOR cao do đầu tư dàn trải, kém hiệu quả; nhập siêu tăng vì không có ngành công nghiệp phụ trợ; tỷ lệ đầu tư nhà nước tăng do nhiều tập đoàn kinh tế ra đời nhưng đầu tư kém hiệu quả (Vinashin); ngân sách thâm hụt vì đầu tư cho các tập đoàn...

Có ý kiến cho rằng không nên duy trì các tập đoàn vì nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước có các chính sách an sinh tốt chứ không phải lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo! (trừ một số lĩnh vực thật sự cần thiết).

Theo ông Nguyễn Hoàng Bảo, Đại học Kinh tế TP.HCM, doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.

Còn theo ông Nguyễn Văn Cường, Công ty Trafast, bẫy tư duy hiện nay là tư duy lợi ích nhóm.

"Tại sao chúng ta có lợi thế cạnh tranh về nông nghiệp, du lịch lại không được đầu tư đúng tầm; trong khi công nghiệp chúng ta không có lợi thế thì lại đổ nguồn lực vào?", ông Cường thắc mắc.

Theo ông Đỗ Hòa, Giám đốc Công ty IMF Việt Nam, Nhà nước nên thay đổi tư duy về phát triển kinh tế đất nước.

"Chúng ta sẽ hiện đại hóa, công nghiệp hóa như thế nào vào năm 2020 trong khi đến 70% dân số vẫn còn hoạt động trong khu vực nông nghiệp, sống ở nông thôn. Theo tôi, Nhà nước cần đầu tư cho nông thôn, khi nông dân giàu lên, tạo ra sức mua, khi đó mới dễ dàng công nghiệp hóa được", ông Hòa nói.

Khi tư duy phát triển kinh tế thay đổi thì thể chế sẽ dễ dàng nâng cấp theo cho phù hợp. Ông Võ Đại Lược thừa nhận, về thể chế Việt Nam đang có sự bất cập từ luật pháp, bộ máy và cách điều hành.

"Chúng tôi cho rằng vấn đề cải cách thể chế là quan trọng, là chìa khóa để hiện đại hóa đất nước", ông Lược nói.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, "thay đổi thể chế trên diện rộng là khó, do đó chỉ nên bứt phá ở một nơi để thí điểm", ông Lược đề xuất. Như vậy, liệu đến năm 2020 Việt Nam có trở thành nước công nghiệp không?

Theo ông Bùi Tất Thắng, về lý thuyết một nền kinh tế có thể phát triển nhanh và bền vững; nhưng đi cùng với đó là các điều kiện, mà điều kiện tiên quyết là thể chế phải hiện đại. Và ở đây, người lãnh đạo có vai trò quyết định.

Thể chế là những hệ thống quy luật kinh tế - xã hội được thiết lập và phổ biến, nhằm kiến tạo nên các mối tương tác xã hội. Thể chế có loại chính thức (hệ thống luật và quy định) có loại không chính thức (như nguyên tắc hành xử trong cuộc sống). Ví dụ luật chống độc quyền là một thể chế thúc đẩy sự cạnh tranh; các tiêu chuẩn đo lường là loại thể chế tạo ra sự minh bạch trong thông tin thị trường...

( Theo TBKTSG // vnr500.vn )

  • Doanh nghiệp Nhà nước và nguy cơ "tham nhũng" chính sách
  • Nhựa Tiền Phong vào Nam: Sẽ cắt lỗ trước hạn?
  • Khởi công khu dịch vụ nhà ở và phụ trợ cụm công nghiệp tại huyện Gia Lâm
  • Tập đoàn Sông Đà tiếp nhận vốn của 4 TCty thành viên
  • PVN thoái vốn để tìm vốn mới
  • Hitachi Data Systems giới thiệu công nghệ mới cho trung tâm dữ liệu
  • EVN Telecom lên kế hoạch bán cổ phần cho đối tác ngoại
  • Quảng Nam: Sản xuất vải sợi thủy tinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao