Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bán doanh nghiệp để phát triển

Mặc dù phần lớn doanh nghiệp (DN) VN vẫn chưa quen, thậm chí e ngại với hoạt động mua bán DN, nhưng thị trường dần có thêm nhiều thương vụ mua bán. Đình đám nhất là vụ Ximăng Holcim mua lại Nhà máy ximăng Cotec.

Công ty LD ximăng Holcim VN (Holcim) vừa tiếp quản Nhà máy ximăng Cotec, thuộc Cotec Group, sau khi hợp đồng mua bán giữa hai đối tác này chính thức được ký kết với trị giá 45 triệu USD, chưa kể các khoản chi phí và thuế khác.

Vốn đầu tư cho nhà máy từ nguồn vay ngân hàng, Ximăng Cotec đang khó khăn trong việc tìm nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất, thị trường tiêu thụ đang chậm lại. Với công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, thấp hơn nhiều so với hai nhà sản xuất lớn là Holcim và Hà Tiên 1, Ximăng Cotec cũng khó cạnh tranh.

Theo ông Tô Hải - tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bản Việt, nhà tư vấn trong thương vụ Holcim mua Nhà máy ximăng Cotec - cả hai bên mua và bán đều hài lòng. Mua lại Nhà máy ximăng Cotec, Holcim đã giảm bớt nhà đầu tư cùng chia sẻ thị trường ximăng vốn đang “chật chội”. Holcim được lợi thế nhờ gia tăng năng lực sản xuất, trong khi trươc đây Nhà máy ximăng Cotec là nơi gia công hàng cho Ximăng Hà Tiên 1.

Thời gian qua cũng đã có một số vụ mua bán, sáp nhập DN (M&A) khá đình đám như Công ty Daiichi mua lại toàn bộ Bảo Minh CMG, Công ty Anco mua lại Nhà máy sữa Nestlé, Công ty Swiss Reinsurance mua lại 25% cổ phần của Công ty CP Tái bảo hiểm VN với trị giá lên tới 81,9 triệu USD, Công ty Technology mua 49% cổ phần của Công ty chứng khoán Âu Lạc, Morgan Stanley Holdings Pte Ltd mua lai hơn 48% cổ phần của Công ty chứng khoán Hướng Việt...

Trong những thương vụ kể trên, trừ một số ít trường hợp mà thương hiệu bên bán không được tiếp tục sử dụng do chuyển sang sử dụng thương hiệu của bên mua, phần lớn đều giữ lại thương hiệu cũ để khai thác và phát triển...

Ngại đi... bán

“Trong bối cảnh nhiều khó khăn như hiện nay, dự báo hoạt động mua, bán DN sẽ sôi động và lợi thế nghiêng về người mua...” - ông Phan Xuân Cần, tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư tài chính VN (Tigerinvest), nhận định.

Phần lớn trường hợp muốn bán DN thường đang bị khó khăn về tài chính, sản phẩm khó cạnh tranh. Cũng có DN chấp nhận bán để chuyển hướng đầu tư khi thị trường xuất hiện những “ông lớn”. Tuy nhiên, theo ông Cần, cũng như hôn nhân, hai đối tác có nhu cầu “đến với nhau” chỉ là một yếu tố ban đầu của một thương vụ M&A. Nếu hồ sơ pháp lý, tài chính của DN có nhu cầu bán không rõ rang thì co thể bên mua từ chối.

Theo ông Tô Hải, hiện hành lang pháp lý cho hoạt động M&A vẫn còn nhiều khoảng trống, nhưng hầu hết thương vụ M&A bị đổ vỡ vào phút cuối đều do bên bán đòi quá cao. Một chủ DN bán nhà máy với gia 15 triệu USD, dù vốn đầu tư chỉ 2,5 triệu USD, phần còn lại là giá trị đất lên đến 12,5 triệu USD. Nếu theo giá thị trường thì giá trị lô đất này chỉ khoảng 6 triệu USD. Hay một DN đã định giá thương hiệu lên tới...100 tỉ đồng, dù doanh số của đơn vị chỉ xấp xỉ con số đó và lợi nhuận hằng năm chỉ khoảng 2,5 tỉ đồng, còn tiền đầu tư khuếch trương thương hiệu những năm qua chỉ 5-6 tỉ đồng. “Với tâm lý thà chật vật làm chủ còn hơn bán DN cung làm giảm số thương vụ M&A thành công”, ông Hải nói. 

Mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài

Theo nghị định 109 về mua, bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vừa được Chính phủ ban hành, nhà đầu tư nước ngoài được mua toàn bộ doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực không thuộc cam kết của VN về quyền kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài.

Với ngành nghề, lĩnh vực mà VN có cam kết, nhà đầu tư nước ngoài được tham gia cùng với các doanh nghiệp, công dân VN khác mua một phần của doanh nghiệp theo tỉ lệ không vượt quá mức cam kết của VN về quyền kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài.

Nghị định cũng quy định đối tượng không được tham gia mua doanh nghiệp 100% von nhà nước, đó là các tổ chức kinh tế tài chính trung gian và cá nhân thuộc tổ chức kinh tế tài chính trung gian thực hiện tư vấn định giá, đấu giá bán doanh nghiệp

( Theo Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng )

  • Đánh giá năng lực cạnh tranh: DN nên chủ động
  • Xoá và giãn tiền thuế giúp doanh nghiệp vượt qua suy thoái
  • Doanh nghiệp hiến kế
  • Những đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp
  • Hội thảo mua bán-sáp nhập doanh nghiệp VN
  • 5 cách giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí công nghệ
  • Phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả
  • Xử lý tranh chấp bằng trọng tài
  • Vướng ở thẩm quyền của CEO
  • Doanh nghiệp và môi trường, nhìn từ góc độ ISO: 14001 (13/11)
  • 10 bước tiến thành công cho doanh nghiệp nhỏ
  • 7 bước cho việc chào bán sản phẩm mới
  • Các hoạt động kinh doanh liên quan đến Luật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao