Trong phiên họp thứ 11 chiều 26/8, cho ý kiến lần đầu về Dự thảo Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (gọi chung là Luật Cơ quan đại diện), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật này.
Theo các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong hệ thống pháp luật hiện hành đã có Pháp lệnh Cơ quan đại diện ở nước ngoài và Pháp lệnh Lãnh sự. Tuy nhiên, sau 15 năm thực hiện, nhiều quy định của hai pháp lệnh này đã bộc lộ sự thiếu nhất quán và không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động của các cơ quan đại diện.
Các thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Dự thảo Luật đã cơ bản thể hiện được quan điểm, đường lối và các nguyên tắc vận dụng chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đối ngoại trong thời kỳ mới, góp phần nêu cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trong tình hình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, ngày càng có nhiều cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị kinh tế, cơ quan thông tấn báo chí thành lập ở nước ngoài với hình thức rất đa dạng. Do vậy trong Dự thảo Luật, cần đề cập tới vai trò quản lý nhà nước của cơ quan đại diện ngoại giao về vấn đề này.
Dự thảo Luật này sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét, cho ý kiến để hoàn thiện trình Quốc hội khóa XII vào kỳ họp thứ 4./.
(Theo TTXVN)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com