Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn

Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long là một trong những thế mạnh của du lịch Quảng Ninh

Từ nhiều năm trước, tỉnh Quảng Ninh đã cho phép hàng trăm con tàu hoạt động kinh doanh tàu lưu trú khách trên vịnh Hạ Long (khách ngủ qua đêm trên tàu). Cụ thể hơn, tỉnh này đã ban hành Quyết định 716/2011/QĐ-UBND trước khi có hướng dẫn. Chính sự bất cập theo lối “tiền trảm, hậu tấu” này đã khiến không ít DN phải chịu hệ lụy.

Mặc dù Thông tư 43/2012/TT- BGTVT quy định các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng khách sạn nổi có hiệu lực thi hành tính từ ngày 1/5/2013, trong đó quy định những tàu hoán cải trước 1/5 sẽ được cấp phép nhưng bất cập “do lịch sử để lại” đã khiến nhiều DN... “mắc cạn”.

Trót rồi... tính sao ?

Điển hình là 4 DN: Cty TNHH thương mại - du lịch Thịnh Phát, Cty CP Du lịch quốc tế Hoa Sen, Cty TNHH cánh buồm Hạ Long, Cty TNHH phương Đông Bắc đã trót “dại” hoán cải, nâng cấp 4 con tàu gỗ thuộc diện tàu tham quan ban ngày thành tàu lưu trú khách qua đêm. Qua thẩm định kỹ thuật thì 4 con tàu này đủ điều kiện kỹ thuật được cấp phép, nhưng chờ được cấp phép thì chưa biết ngày nào mới được bởi các văn bản từ sở trình lên tỉnh và ngược lại luôn luôn tỉ lệ thuận với khoảng thời gian kéo dài.

Trong khi kinh tế đang suy thoái nhưng 4 DN trên đã tính toán và quyết định vay vốn hoán cải, nâng cấp 4 con tàu để xin phép được kinh doanh du lịch lưu trú khách. Được biết, vì cả 4 con tàu đều được Sở GTVT báo cáo lên tỉnh Quảng Ninh là đủ điều kiện kỹ thuật theo tiêu chuẩn tàu lưu trú khách. Chính ý kiến này của sở mà các DN tiếp tục hi vọng là sẽ được cấp phép cùng với chủ trương của tỉnh tại các văn bản đã ban hành là tạm dừng tăng số lượng tàu hoạt động du lịch trên vịnh, chỉ cho phép đóng mới thay thế các phương tiện hiện có.

Lúng túng vì thiếu luật ?

Những tàu hoán cải trước 1/5 sẽ được cấp phép theo Thông tư 43/2012/TT-BGTVT.

Tuy nhiên, trong khi chưa có hướng dẫn thì UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định 716/2011/QĐ-UBND để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh du thuyền trên vịnh trong đó quy định tạm ngưng cấp phép các loại tàu hoán cái. Nhưng các ý kiến các DN, đây thực chất là một quyết định mang tính không thông lệ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật vì Luật Giao thông đường thủy chưa hướng dẫn cho loại hình lưu trú khách trên tàu thì quyết định căn cứ vào đâu để ban hành. Đáng lẽ trong khi chờ luật hướng dẫn thì UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ ban hành loại văn bản quy định tạm thời để quản lý là đủ. Chính vì do tính trạng như trên nên QĐ 716 vừa ra đời thì gặp phải rất nhiều phản ứng của các DN và liên tục phải sửa đổi…

Tại Thông tư 43/2012/TT-BGTVT tất cả các tàu vỏ gỗ được đóng mới, hoán cải, nâng cấp thành tàu lưu trú du lịch ngủ đêm sẽ được cấp phép nếu đã làm trước ngày 1/5/2013. Tuy nhiên, hiện các DN này vẫn đang tiếp tục chờ đợi trong vô vọng và lo lắng không hiểu mình có được cấp phép nữa hay không ?

“Buông tay” hay cứu ?

Cái lỗi của 4 DN trên không phải lỗi thuộc an toàn kỹ thuật (một quy chuẩn quan trọng nhất) mà là lỗi hành chính thông thường. Nếu trong lúc kinh tế đang suy thoái, Nhà nước đang “chạy đôn, chạy đáo” lo từng đồng thu ngân sách mà Quảng Ninh nhất định “nói không” với DN thì quả thực rất uổng. Thứ nhất, 4 DN đã làm đơn kêu cứu lên các cấp chính quyền để xin được trợ giúp. Thứ hai, nếu không được cấp phép thì họ khẳng định chắc chắn bị thua lỗ, phá sản do tiền đã vay từ nhiều năm trước, chưa trả được.

Bên cạnh đó, cùng với 4 con tàu cải hoán, nâng cấp có tàu Sappire QN-5298 thì lại được tỉnh Quảng Ninh cấp phép hoạt động lưu trú khách khi các DN khẳng định đây là con tàu mà tình trạng kỹ thuật không thể bằng 4 con tàu chưa được cấp phép. Đây chính là sự “bất công” xét về mặt an toàn, kỹ thuật và sự “công bằng” xét về mặt hành chính ?

Rõ ràng, hướng dẫn tại thông tư có hiệu lực pháp lý cao hơn một quyết định cấp tỉnh. Theo nội dung thư của 4 DN trên thì nếu UBND tỉnh Quảng Ninh thực sự giúp họ để được cấp phép cho 4 tàu hoạt động kinh doanh khách du lịch lưu trú trên vịnh cũng đồng nghĩa với việc “cứu sinh” 4 DN này.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Sửa luật để hút vốn doanh nghiệp FDI
  • Siêu sao 'lao xao' thuế thu nhập cá nhân
  • Trục lợi từ chứng thư bảo lãnh
  • Khi luật chưa bắt kịp thực tế
  • ‘Mở đường’ cho gà lậu giết gà nội
  • Phương án đột phá cho thuế thu nhập doanh nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%