Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp xử lý DN ma

Liệu trong những căn nhà này có DN, công ty nào hay không ?

DN "ma" đang bùng phát trở lại với những thủ đoạn phạm tội của đối tượng này ngày càng tinh vi. Đặc biệt những tên tội phạm kiểu này không "xuất đầu lộ diện" mà tổ chức các bộ phận giúp việc hết sức bài bản.

Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, Luật DN đã tạo điều kiện cho hàng trăm ngàn DN ra đời. Tính đến nay, theo số đăng ký, tổng số DN ở VN đã có trên 150.000. Tuy nhiên, hiện có hai vấn đề đặt ra: Thứ nhất, “mật độ” DN của nước ta vẫn còn rất thấp, bình quân 600 người dân mới có một DN. Thứ hai, với số lượng chưa nhiều, song giữa số đăng ký và số điều tra thống kê đã lệch nhau tới mấy chục ngàn DN.

10 dấu hiệu nhận biết DN ma

Một, loại hình thành lập được các DN  “ma” lựa chọn thường dưới dạng Cty TNHH hoặc DN tư nhân.

Hai, các DN này thường đăng ký rất nhiều ngành nghề, nhưng tập trung chủ yếu vào thương mại, dịch vụ tổng hợp, không trực tiếp sản xuất hàng hóa,  không phải bắt buộc có chứng chỉ hành nghề, để từ đó dễ dàng trốn tránh sự kiểm tra hoặc dễ dàng bỏ trốn.

Ba, chủ DN thường ở địa phương khác đến đăng ký thành lập DN và các DN này thường di chuyển địa điểm nhằm tránh kiểm tra, gây khó khăn khi cần tìm địa chỉ kinh doanh.

Bốn, giám đốc điều hành thường được thuê tại địa phương, trình độ học vấn thấp không am hiểu pháp luật, thậm chí có người còn có tiền án, tiền sự.

Năm, trụ sở giao dịch kinh doanh, thường đi thuê với thời gian rất ngắn; thường thuê ở chung cư, trong ngõ ngách hẻm sâu, tài sản đơn sơ...

Sáu, thời gian tồn tại thường rất ngắn rồi bỏ trốn hoặc giải thể để thành lập DN “ma” khác với tên gọi mới, tên chủ, tên địa điểm mới.

Bảy, việc thanh toán thường không qua ngân hàng, chủ yếu bằng tiền mặt.

Tám, thời gian giữa các lần mua hóa đơn rất ngắn, có nơi chỉ 5 - 10 ngày/ lần...

Chín, doanh số kinh doanh được kê khai trong các tờ khai thuế hàng tháng thường rất lớn, nhưng số thuế phải nộp lại rất ít, hoặc thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn thuế GTGT đầu vào, nhưng không xin hoàn thuế.

Mười, DN thường ủy quyền cho người ngoài mua hoá đơn.

Ngăn chặn cách nào ?

Khi làm ăn với các DN chưa quen biết, cần kiểm tra các yếu tố quan trọng như tư cách pháp nhân, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế thông qua cơ quan thuế quản lý DN hoặc chủ động truy cập thông qua trang web của Tổng cục Thuế. Khi nhận hóa đơn mua hàng, cung ứng dịch vụ, cần phải kiểm tra xem hóa đơn đó có phải do Bộ Tài chính phát hành, hoặc hóa đơn tự in đã được cơ quan thuế chấp nhận bằng văn bản hay không... Yêu cầu người bán, cung cấp thực hiện đúng quy trình ghi hóa đơn.

Ngành thuế cũng đã nghiên cứu đề xuất phương án điều chỉnh một số điểm trong quản lý hoạt động kinh doanh: quy định điều kiện của các chủ DN, kế toán trưởng DN khi cấp đăng ký kinh doanh; hạn chế quyền trong kinh doanh của các đối tượng đã vi phạm luật DN, có hành vi thành lập DN "ma" để mua bán hoá đơn...

Theo tôi cần những giải pháp sau: Trừng trị nhóm vi phạm pháp luật thật nghiêm khắc. Nhóm kinh doanh thua lỗ thì phải xem xét năng lực chuyên môn của họ có kém không, chính sách đã đầy đủ chưa. Nhà nước cần hướng dẫn hỗ trợ giúp họ tự tin hơn cả về tâm lý cũng như các điều kiện khác. Tất cả các DN đều phải xin giấy đăng ký kinh doanh, sau đó là giấy phép chuyên ngành (nếu có), theo Luật Đầu tư phải có giấy chứng nhận đầu tư. Cơ quan đăng ký kinh doanh cần xem xét đến trách nhiệm, tránh việc cấp phép với những DN được thành lập để rồi... chỉ mua bán hoá đơn; căn cứ Luật DN, người thành lập DN phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký. Cơ quan ĐKKD chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ ĐKKD (ngoài ra Nghị định 109 cũng đã quy định rõ phòng ĐKKD không chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật của DN xảy ra sau ĐKKD).

Ngoài ra, cơ quan thuế cần có quy chế phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để quản lý chặt chẽ hơn việc cấp giấy phép thành lập DN.
 
Hồ Văn Hùng -Cục thuế Trà Vinh

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Nhập quốc tịch cho người Việt Nam ở nước ngoài
  • Công việc sau chuyển đổi mới quan trọng
  • Vòng vèo chuyện bán đấu giá "bèo" vốn nhà nước
  • Báo cáo về bản quyền phần mềm ở Việt Nam: Không thể phó mặc cho các tổ chức bên ngoài
  • Quy định riêng mức thuế suất đối với đất lấn, chiếm
  • Các giao dịch Liên kết kinh doanh: Giá thị trường tính thế nào?
  • Chính sách BHYT cho thương binh, người hưởng lương hưu hoặc bị tai nạn lao động
  • Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung: Bất cập, thiếu tầm nhìn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%