Hành vi chuyển giá không chỉ diễn ra tại các DN FDI, mà còn diễn ra giữa các bên liên kết trong nội địa VN |
Điển hình tại một số địa phương như Bình Dương, số DN FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490 DN (chiếm tỉ trọng 50,6%, trong đó có tới 200 DN lỗ quá vốn chủ sở hữu), tại TP HCM và Đồng Nai, tỉ lệ số DN FDI kê khai lỗ lần lượt là 60% và 52,2%.
Tổng kết trong khoảng 5 năm trở lại đây, các hành vi chuyển giá điển hình đã và đang diễn ra tại VN thường dưới các hình thức: chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao dịch vụ giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh giữa các bên liên kết.
Theo các chuyên gia, hành vi chuyển giá nhằm tối thiểu nghĩa vụ thuế thu nhập DN không chỉ diễn ra tại các DN FDI, mà còn diễn ra giữa các bên liên kết trong nội địa VN do các tập đoàn kinh tế trong nước lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước, thành lập một số Cty con hoạt động trong những lĩnh vực và địa bàn khác nhau, trong đó có những lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi thuế TNDN, từ đó tìm cách chuyển lợi nhuận trước thuế từ DN không được ưu đãi thuế sang DN liên kết được ưu đãi thuế hoặc chuyển lợi nhuận trước thuế từ DN có lãi sang DN bị lỗ thông qua giá chuyển giao sản phẩm và cung ứng dịch vụ giữa các bên để giảm thiểu nghĩa vụ thuế tổng hợp của cả tập đoàn. Hành vi chuyển giá của DN liên kết không chỉ đơn thuần là việc điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế mà nó còn bao gồm cả chiều ngược lại. Nguyên nhân chính là do Cty mẹ muốn thu hồi vốn nhanh hoặc việc chuyển lợi nhuận để thực hiện chiến lược kinh doanh đã được Cty mẹ xây dựng.
Năm 2011, ngành thuế đã thực hiện thanh tra chống chuyển giá tại 921 DN lỗ, có dấu hiệu chuyển giá, xử lý giảm lỗ 6.617 tỉ đồng, tăng 3,5 lần so với năm trước; truy thu thuế và phạt 1.669 tỉ đồng, tăng hơn 4 lần so với năm trước. Việc tăng cường thanh tra chống chuyển giá đã bước đầu tạo tác động đến các DN, theo đó, một số DN đã tự điều chỉnh hạch toán để giảm lỗ và có phát sinh thu nhập chịu thuế... góp phần tích cực trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước. Số lượng DN tự nguyện kê khai thông tin giao dịch liên kết cũng đã ngày càng tăng.
Để nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại VN trong giai đoạn tới, bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý đối với hoạt động chuyển giá. Trong giai đoạn trước mắt cần sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế theo hướng cho phép quy định áp dụng thoả thuận giá trước - APA. Quy định riêng về thời hạn thanh tra đối với hoạt động chuyển giá; quy định về quyền điều tra cho cơ quan thuế. Bổ sung thêm quy định về ngưỡng kê khai thông tin giao dịch liên kết để đơn giản hoá cho NNT trong việc kê khai và phù hợp với điều kiện VN. Xây dựng chế tài xử phạt đủ mạnh để đảm bảo tính răn đe... Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại cơ quan thuế. Bố trí lực lượng cán bộ chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại cơ quan thuế.
Đồng thời, tăng cường kiểm soát hoạt động chuyển giá thông qua việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của từng bộ phận chức năng, cụ thể về công tác thanh tra, kiểm tra: Trước mắt tập trung thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng đối với các tập đoàn có nhiều DN thành viên; các ngành nghề có dấu hiệu rủi ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá của DN liên kết như gia công may...; các DN đã và đang thực hiện tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế. Xây dựng quy trình triển khai thực hiện và các kỹ năng dành riêng cho nghiệp vụ thanh tra đối với hoạt động chuyển giá; xây dựng bộ tiêu chí phân tích, đánh giá rủi ro, lựa chọn DN thanh tra giá chuyển nhượng để áp dụng chung thống nhất trên toàn quốc.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com