Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Câu hỏi 112. Vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp khác với tội phạm về sở hữu công nghiệp như thế nào?

Trả lời: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm đến những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”, “Những hành vi tuy có dấu hiệu tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác”. (Điều 8 Bộ luật Hình sự-1999).

Theo quy định của Pháp lệnh XLVPHC thì vi phạm hành chính là mọi hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý Nhà nước của các cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật là vi phạm hành chính, thì bị xử phạt hành chính.

Như vậy, hành vi vi phạm hành chính và tội phạm về sở hữu công nghiệp đều là những hành vi vi phạm các quy định quản lý và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi này có lỗi vô ý hoặc cố ý. Tuy nhiên, mức độ vi phạm để xử lý theo pháp luật hành chính hay pháp luật hình sự là khác nhau. Xử lý theo pháp luật hành chính đối với hành vi vi phạm nhỏ, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Những hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp bị truy cứu theo pháp luật hình sự khi những hành vi đó nguy hiểm cho xã hội và được pháp luật hình sự quy định là tội phạm hoặc hành vi đó đã bị xử phạt hành chính mà người bị xử phạt vẫn cố tình tiếp tục thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp.

Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định biện pháp, mức độ xử lý, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Nếu sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới phát hiện hành vi vi phạm này có dấu hiệu tội phạm, nhưng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó và chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng. Trường hợp chưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì không ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó nữa.

Pháp luật nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu  phạm tội để xử phạt hành chính (Điều 62 Pháp lệnh XLVPHC).

( theo Bộ khoa học và công nghệ )

Bài thuộc chuyên đề: Khái niệm cơ bản về Sở hữu trí tuệ: 215 câu hỏi và trả lời

  • Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Bảo vệ SHTT: Thờ ơ - hải quan “bó tay”
  • Sở hữu trí tuệ: Gậy nào đập lưng ông nào?
  • Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
  • Hài hòa hóa việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (phần II )
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%