Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo vệ SHTT: Thờ ơ - hải quan “bó tay”

Nhiều mặt hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đã bị hải quan thu giữ tại cửu khẩu
Với mục tiêu giảm thiểu nạn hàng giả, hàng nhái và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác này. Tuy nhiên, sau hơn 4 tháng, công tác thực thi bảo vệ quyền SHTT dường như vẫn chưa có nhiều chuyển biến do thiếu sự hợp tác từ chính các DN.

Thông tư số 44/2011/TT-BTC quy định, chủ thể quyền sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu của hàng thật bị làm giả hoặc người đại diện theo ủy quyền hợp pháp được tham gia cùng với cơ quan hải quan vào các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát, xác minh, thu thập chứng cứ xác định hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, quá trình xử lý hàng hóa, tang vật vi phạm... Tuy nhiên, đến nay, toàn ngành Hải quan mới tiếp nhận và chấp nhận giám sát SHTT tại biên giới đối với gần 230 đối tượng quyền SHTT.

Vì sao DN chưa mặn mà bảo vệ SHTT

Ông Nguyễn Văn Thủy, đội trưởng Đội 4, Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng Cục Hải quan cho biết, kiến thức về lĩnh vực SHTT của một số DN còn hạn chế, dẫn đến việc yêu cầu cơ quan hải quan bảo vệ không chính xác, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các DN khác. Một số DN còn có tư tưởng coi việc bảo vệ quyền SHTT là trách nhiệm của cơ quan hải quan...   Thậm chí, trong nhiều trường hợp, cơ quan hải quan phát hiện được hàng giả, thông báo cho DN để phối hợp giải quyết, nhưng DN không mặn mà. Có DN lại đề nghị cơ quan hải quan không công bố vụ việc ra công luận sợ... ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.

Mặt khác, việc phát hiện và xử lý hàng hóa xâm phạm quyền SHTT do cơ quan hải quan tiến hành thông qua việc kiểm tra, giám sát và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát thực hiện trên cơ sở có đơn yêu cầu của chủ sở hữu quyền, nếu chủ sở hữu quyền không có yêu cầu bảo hộ hoặc không chủ động xây dựng chương trình hợp tác lâu dài và bài bản thì cũng rất khó cho cơ quan Hải quan trong việc thực thi bảo vệ quyền SHTT, xác định và xử lý hành vi xâm phạm.

Cần sự phối hợp từ DN

Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, trước nạn hàng giả, hàng nhái và vi phạm quyền SHTT ngày một gia tăng, trong nhiều năm qua ngành đã phối hợp tốt với các cơ quan thực thi trong và ngoài nước để thực hiện bảo hộ quyền SHTT cho DN. Tính từ năm 2008 đến hết năm 2010, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý: cả ngàn vụ buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng cấm vi phạm SHTT với tổng trị giá hàng vi phạm tạm ước tình gần 100 tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng Đội Kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Đội 4) - Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ vi phạm SHTT lớn, thu giữ 14.400 chai rượu Vodka nhãn hiệu STOLICHNAYA và giả chất lượng, trị giá hàng hoá vi phạm là 350 triệu đồng, 2.000 bao thuốc lá Vinataba giả sản xuất ở nước ngoài nhập lậu vào VN, 2 container nước uống tăng lực xâm phạm nhãn hiệu Carabao, trị giá hàng xâm phạm là 600 triệu đồng.

Để ngành Hải quan đạt được những thành công đó, phải kể tới sự hợp tác rất chặt chẽ từ phía các DN. Trên thực tế, đã có nhiều DN chủ động cung cấp thông tin hoặc hỗ trợ cơ quan hải quan phát hiện những hàng hóa có dấu hiệu vi phạm quyền SHTT.

Tuy nhiên, do nạn hàng giả, hàng nhái và vi phạm quyền SHTT của các đối tượng ngày một tinh vi, khó phát hiện...Vì vậy, nếu lực lượng Hải quan và DN không có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên hơn sẽ rất khó phát hiện và đưa các vụ việc ra ánh sáng. Chính vì vậy, để có thể thực hiện tốt vấn đề này, ngành Hải quan cho biết sẽ tăng cường cập nhật, trao đổi thông tin nghiệp vụ giữa cơ quan Hải quan các nước trong khu vực, phối hợp chặt chẽ trong việc trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng của VN.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Sở hữu trí tuệ: Gậy nào đập lưng ông nào?
  • Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
  • Hài hòa hóa việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (phần II )
  • Thương hiệu “iPad” của Apple bị kiện
  • Nguy hại từ nạn xâm phạm bản quyền
  • Lại chuyện... “tương tự”
  • “Ăn theo” thương hiệu
  • Tranh chấp vì chữ “A” hay “V”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%