Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Câu hỏi 150. Trường hợp có nhiều hành vi vi phạm, trong đó có hành vi vượt quá thẩm quyền của người thụ lý thì giải quyết như thế nào?

Trả lời: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này như sau:

1. Nếu cá nhân, tổ chức đồng thời có nhiều hành vi vi phạm trong một vụ việc, cùng thời gian, địa điểm thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của nhiều ngành khác nhau, như cùng lúc vi phạm trong hoạt động sở hữu sông nghiệp và khoa học và công nghệ (ngành Khoa học và Công nghệ), vi phạm về  bảo vệ môi trường (ngành Tài nguyên và Môi trường), vi phạm về an toàn và kiểm soát bức xạ (ngành Khoa học và Công nghệ), bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)… thì thẩm quyền xử phạt thuộc Uỷ ban Nhân dân. Người đã lập biên bản các hành vi vi phạm hành chính chuyển giao hồ sơ cho Uỷ ban Nhân dân  cấp có thẩm quyền xử phạt.

2. Nếu cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp (cùng thời điểm, đồng thời vi phạm về nhãn hiệu, kiếu dáng công nghiệp, sáng chế) và hình thức, mức phạt thuộc thẩm quyền xử phạt của một người thì thẩm quyền ra quyết định xử phạt thuộc về người đó.

3. Thẩm quyền phạt tiển của các chức danh phải căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định cho mỗi hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp cá nhân, tổ chức đồng thời có nhiều hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, trong đó có một trong các hành vi phải áp dụng hình thức, mức phạt vượt quá thẩm quyền của người đang thụ lý thì phải chuyển hồ sơ đến cấp có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt tất cả các hành vi. Không được giữ lại hành vi có mức phạt thuộc thẩm quyền của mình và chỉ chuyển hành vi có mức phạt vượt quá thẩm quyền lên cấp cao hơn (Điều 42 Pháp lệnh XLVPHC).

4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, mức phạt đối với từng hành vi thuộc thẩm quyền của một người, thì người đó chỉ ra một quyết định xử phạt. Trong quyết định ghi rõ hình thức, mức phạt, hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khác cho từng hành vi. Nếu có hình thức phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.

( theo Bộ khoa học và công nghệ )

Bài thuộc chuyên đề: Khái niệm cơ bản về Sở hữu trí tuệ: 215 câu hỏi và trả lời

  • Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Bảo vệ SHTT: Thờ ơ - hải quan “bó tay”
  • Sở hữu trí tuệ: Gậy nào đập lưng ông nào?
  • Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
  • Hài hòa hóa việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (phần II )
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%