Trả lời: Cho đến thời điểm 12/2006, Việt Nam đã tham gia các hiệp ước, công ước sau:
Việt Nam đã là thành viên: Công ước Pari bảo hộ Sở hữu công nghiệp, Công ước Sockholm về thành lập WIPO, Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá. Hiệp ước PCT về sáng chế. Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây mới (Công ước UPOV).
Việt Nam đang tích cực chuẩn bị tham gia: Hiệp ước Washington về SHTT đối với mạch tích hợp (Hiệp ước IPIC-1989) “Hiệp ước Luật NHHH” (Hiệp ước TLT); Hiệp ước BUDAPEST về công nhận quốc tế đối với nộp lưu các chủng vi sinh nhằm mục đích xét nghiệm sáng chế (Hiệp ước BUĐAPEST).
Về quyền tác giả, Việt Nam đã tham gia Công ước Bern (tác phẩm văn học và nghệ thuật). Công ước Rome (phát sóng), Công ước Gionevo (bản ghi âm), đến nay chưa tham gia UCC, Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT), Hiệp ước của WIPO về biểu diễn/ghi âm (WPPT).
Dù hệ thống pháp luật đã có, lực lượng cơ quan chức năng nhiều, nhưng các vi phạm về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn rất phổ biến và doanh nghiệp là người phải chịu thiệt thòi hơn ai hết.
Với mục tiêu giảm thiểu nạn hàng giả, hàng nhái và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác này. Tuy nhiên, sau hơn 4 tháng, công tác thực thi bảo vệ quyền SHTT dường như vẫn chưa có nhiều chuyển biến do thiếu sự hợp tác từ chính các DN.
Những từ thông dụng được các hãng công nghệ đăng ký quyền sử dụng, khiến cho các hãng gặp không ít rắc rối pháp lý. Từng sử dụng khá thành công ngón võ này trước Linux, Microsoft mới đây lại bị kiện bởi Apple.
Nhãn hiệu, theo nghĩa rộng, được hiểu là bất kỳ biểu tượng hoặc hình họa nào có khả năng phân biệt hàng hóa /dịch vụ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp này với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp khác. Nó có thể bao gồm hình dáng, âm thanh, mùi hương hoặc một màu đơn sắc. Theo quy định này, nhãn hiệu có thể mở rộng tới “hình dáng độc đáo của các sản phẩm”.