Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Câu hỏi 58. Đề nghị cho biết hình thức, phương pháp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Thanh tra, kiểm tra và kiểm soát (thanh tra) để thực hiện yêu cầu quản lý về sở hữu công nghiệp và xử lý các hành vi vi pham, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Để phát hiện vi phạm, xâm phạm cần tiến hành hoạt động thanh tra. Việc lựa chọn vấn đề (đề tài, nội dung) thanh tra cần phải căn cứ vào: Chỉ đạo, yêu cầu của lãnh đạo trong công tác quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp; thông tin về tình hình thực hiện các quy định của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; sự xuất hiện của hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, hàng hoá xâm phạm quyền, yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; khả năng thực hiện của tổ chức thanh tra. Từ đó, lựa chọn đề tài thanh tra theo từng chuyên đề hoặc toàn diện, nhiều nội dung, hoặc chỉ để giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Thanh tra toàn diện (đồng thời thanh tra nhiều nội dung với nhiều đối tượng sở hữu trí tuệ), hoặc thanh tra các nội dung nêu trong đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền để nhằm giải quyết từng vụ, việc.

Tùy theo yêu cầu của quản lý Nhà nước mà có thể tiến hành thanh tra theo diện hoặc theo điểm.

Thanh tra theo diện là tiến hành thanh tra nhiều cơ sở trên cùng một địa bàn (một quận, một tỉnh) hoặc trên một khu vực (nhiều tỉnh hoặc cả nước) về cùng một nội dung nhất định, trong thời gian nhất định để phục vụ cho những yêu cầu nhất định (thường gọi là thanh tra diện rộng).

Thanh tra theo điểm là chỉ tiến hành thanh tra từng cơ sở với những nội dung và những mục đích khác nhau.

Thanh tra có thể định kỳ hoặc đột xuất. Tùy thuộc tính chất hoạt động của cơ sở, của dấu hiệu vi phạm mà thanh tra định kỳ (một năm một lần). Thanh tra đột xuất để xác định sự tuân thủ thường xuyên, nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp của cơ sở hoặc khi cơ sở có dấu hiệu vi phạm và trong trường hợp do yêu cầu của việc giải quyết đơn thư yêu cầu xử lý xâm phạm quyền của chủ sở hữu quyền. Thanh  tra về sở hữu công nghiệp chủ yếu là tiến hành đột xuất (Điều 34 Luật Thanh tra).

( theo Bộ khoa học và công nghệ )

Bài thuộc chuyên đề: Khái niệm cơ bản về Sở hữu trí tuệ: 215 câu hỏi và trả lời

  • Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Bảo vệ SHTT: Thờ ơ - hải quan “bó tay”
  • Sở hữu trí tuệ: Gậy nào đập lưng ông nào?
  • Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
  • Hài hòa hóa việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (phần II )
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%