Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế giảm

Mới đây một cơ quan của Liên Hợp quốc cho biết, nhu cầu về đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế đã bắt đầu chững lại trong năm nay, sau khi đã đạt tới mức kỷ lục trong năm ngoái. Nguyên nhân là do tác động của khủng hoảng kinh tế.


Theo một phát biểu của Cục sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), trong năm 2008 có tổng số 42.047 đơn xin đăng ký bảo hộ thương hiệu theo công ước quốc tế Madrid, nơi các doanh nghiệp tìm kiếm sự bảo hộ tại nước ngòai đã tăng 5,3%. Tuy nhiên tăng trưởng hàng năm của dịch vụ này cũng đã giảm xuống còn 3,9% nửa cuối năm, so với mức 6,9% của nửa đầu năm. “Dịch vụ này đang bắt đầu hứng chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.”-Ông Francis Gurry tổng giám đốc của WIPO cho biết -“Các thương hiệu nói chung quan tâm tới các sản phẩm mới hay các doanh nghiệp mới và trong các điều kiện của khủng hoảng kinh tế như hiện nay thì hai yếu tố đó đều ít xuất hiện hơn. Trong năm nay chúng ta sẽ tiếp tục nếm trải tình trạng suy thoái này.”


Một báo cáo của WIPO cho biết, hiện tại có hơn một nửa triệu thương hiệu được bảo vệ tại nước ngoài bởi công ước quốc tế Madrid gồm 84 thành viên. Năm thứ 5 liên tiếp, Đức là quốc gia đệ trình nhiều đơn xin đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế nhất, với ước tính là 6.214 tương đương 15% trong tổng số đơn của năm năm 2008. Tuy nhiên, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản cũng đang tích cực tham gia vào hệ thống này. Trong số các nước được coi là đích tới với mục đích được bảo hộ thương hiệu thì Trung Quốc giành vị trí đầu trong năm thứ 4 liên tiếp, tiếp đó là Nga với vị trí thứ 2 trong 3 năm liên tiếp.


Theo ông Gurry số thương hiệu được đăng ký bảo hộ tại Trung Quốc và Nga gia tăng cho thấy các công ty coi sự bảo hộ thương hiệu như một yếu tố cần thiết và quan trọng giúp cho việc thâm nhập vào các thị trường chủ chốt này. Ông cũng đã trích dẫn một nghiên cứu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong đó đánh giá về giá trị của hàng hóa vật chất giả mạo thương hiệu quốc tế - hay nói cách khác là sự mạo danh sản phẩm hoàn toàn nội địa và sự sao chụp bất hợp pháp của các dịch vụ như phần mền máy tính và âm nhạc đã lên tới 200 tỷ USD.


Trong số các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế thì lĩnh vực về máy tính và các thiết bị phần mềm chiếm vị trí đầu, tiếp đó là dịch vụ kinh doanh. Các doanh nghiệp đệ đơn đăng ký nhiều nhất là công ty bán lẻ Lidl của Đức, tiếp theo là Nestle nhà sản xuất thực phẩm của Thụy Sĩ và công ty Henkel của Đức.


WIOP là tổ chức hiếm có trong số các cơ quan của Liên Hợp Quốc có hầu hết ngân quỹ được hình thành từ doanh số của các dịch vụ như việc đăng ký bảo hộ thương hiệu này. Theo ông Gurry khủng hoảng kinh tế sẽ ảnh hưởng tới doanh số của dịch vụ này trong năm 2010 và 2011, do vậy có thể phải tiến hành cắt giảm chi phí.

(Theo DN, Reuters)

  • Doanh nghiệp khổ vì vi phạm sở hữu trí tuệ
  • Bảo vệ SHTT: Thờ ơ - hải quan “bó tay”
  • Sở hữu trí tuệ: Gậy nào đập lưng ông nào?
  • Bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc
  • Hài hòa hóa việc bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (phần II )
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%