CUỘC KIỂM TRA ĐỘT XUẤT LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC TỚI NAY CỦA SRI LANKA ĐÃ KHÁM PHÁ ĐƯỢC MỘT XÍ NGHIỆP IN ĐĨA PHẠM PHÁP
Mặc dù đĩa CD và DVD giả được bày bán tràn lan ở Sri Lanka, chính phủ nước này vẫn cho rằng những chiếc đĩa đó có nguồn gốc từ các nước châu Á khác. Nhưng sau đó, đêm ngày 9/10/2004, cảnh sát điều tra tội phạm Sri Lanka đã đột kích và khám phá được một xí nghiệp sản xuất đĩa CD có tên là Công ty TNHH Optical Media đã im hơi lặng tiếng từ rất lâu. Đặt dưới sự sở hữu và quản lý của một nhóm người Malaysia, công ty này hoạt động từ đầu năm 2004, và thật trớ trêu lại được Ủy ban Đầu tư –một cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài của Sri Lanka cấp phép hoạt động. Cảnh sát cũng đã tiến hành đột kích một cửa hàng chính ở Colombo và thu giữ một số lượng lớn băng đĩa hình. Sau khi nhận được tin về các cuộc kiểm tra đột xuất của cảnh sát, đa số các cửa hàng bán băng đĩa lậu đã ngừng bày bán sản phẩm nhãn hiệu Đại bàng do công ty Optical Media sản xuất.
Công ty này đã làm giả nhiều phần mềm, đĩa phim, ca nhạc và sản xuất nhiều đĩa CD bằng chất liệu polycarbonate, cho phép có thể tính toán số lượng các đĩa CD và DVD giả. Có người đã báo với cảnh sát rằng công ty này đã cho xe tải chuyển đi khoảng 175.000 chiếc đĩa CD và một số tem nhãn trước đêm cảnh sát tiến hành đột kích. Theo các quan chức thì căn cứ vào một số lượng lớn các đĩa lậu và sự xuất hiện của hàng trăm đĩa Microsoft Trung Quốc có thể kết luận rằng cơ sở này đã sản xuất đĩa bất hợp pháp phục vụ cho xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước.
Theo báo cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Colombo, Tổ chức Thực thi Quyền Sở hữu Trí tuệ nhà nước/tư nhân của họ đã rất cố gắng trong việc phối hợp những hỗ trợ từ phía tư nhân, trong đó có Microsoft nhằm giúp chính phủ Sri Lanka tiếp tục triển khai chiến dịch của mình.
ĐÀI LOAN CỦNG CỐ LUẬT BẢN QUYỀN
Vào ngày 24/8/2004, Quốc hội Đài Loan đã thông qua một dự luật, theo đó sẽ thắt chặt hơn nữa những điều luật đã được ban bố năm 2003. Dự luật mới này quy định bất kì hành động nào sử dụng công nghệ hay tài liệu nhằm ngăn cản “các biện pháp chống ăn cắp bản quyền” đều bị coi là phạm tội và có thể chịu hình phạt lên đến một năm tù hoặc có thể phải nộp phạt tới 8000 đô-la Mỹ. Đồng thời dự luật này cũng cho phép Cục Hải quan tịch thu hàng hóa bị tình nghi và tạm thời trì hoãn xác định nguồn gốc của chúng. Tuy nhiên, những người có quyền lợi vẫn phải tiến hành những biện pháp để tịch thu hàng hóa hoặc/và khiếu kiện dân sự hay hình sự để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ trong vòng ba ngày, nếu không nhân viên Hải quan buộc trao trả hàng hóa.
Luật năm 2003 đã không đề cập tới những vi phạm nhẹ trong lĩnh vực làm hàng giả, để tòa án có thể cho phép bị đơn nộp tiền bảo lãnh thay cho ngồi tù. Đa số những kẻ vi phạm đều coi khoản nộp phạt tối thiểu này là điều dễ hiểu bào chữa cho việc làm ăn phi pháp. Đạo luật mới quy định bất kì kẻ nào dính líu tới việc tiêu thụ, thuê băng đĩa giả đều chịu hình phạt tù từ sáu tháng đến năm năm, đồng thời phải nộp phạt từ 16.100 đến 161.000 đô-la Mỹ.
NHÓM CÁC NGHỆ SỸ BIỂU DIỄN THẮNG KIỆN TẠI TÒA ÁN CỦA BỈ
Một tòa án tại Brúc-xen đã ra phán quyết xử một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trong một vụ kiện do SABAM - một tổ chức của Bỉ có trách nhiệm thu tiền bản quyền cho các nghệ sỹ biểu diễn - đệ đơn. SABAM cho rằng đây là phán quyết thành công đầu tiên trong lĩnh vực này tại châu Âu. Phán quyết ngày 30/11/2004 yêu cầu Tiscali - một nhà cung cấp dịch vụ Internet quy mô nhỏ nhưng được nhiều người biết đến - chặn những dịch vụ mạng cho phép những người truy cập mạng tải nhạc đã có bản quyền. Thẩm phán đã không quy trách nhiệm cho ban giám đốc của Tiscali đối với hoạt động do những người truy cập trang web của họ gây ra mà chỉ nêu rõ rằng Tiscali phải có trách nhiệm chấm dứt tình trạng vi phạm bản quyền như vậy.
SABAM cho rằng mục đích của họ là chấm dứt tình trạng buôn bán dữ liệu từ ổ cứng của người sử dụng khi truy cập mạng, một hệ thống các trang web có nhiều người truy cập sử dụng để hỗ trợ tải nhạc. Những người ủng hộ những người truy cập Internet và những người kinh doanh âm nhạc cho rằng việc tuân thủ phán quyết đó về mặt kỹ thuật là không thể được. Họ đã ví điều đó với việc cấm lưu hành công nghệ in đĩa CD vì công nghệ này có thể được lạm dụng để sao chép bất hợp pháp các nhạc phẩm. Những nguồn tin tại Universal Music tại Brúc-xen, một công ty bị nạn đánh cắp bản quyền trên Internet gây thiệt hại nặng nề, đã khẳng định rằng hiện đã có công nghệ lọc và do đó các công ty cung cấp dịch vụ Internet có thể lọc việc truyền dữ liệu qua hệ thống của họ.
Universal Music ước tính tới 85% thiết bị ghi kỹ thuật số bán ở Bỉ được dùng để phục vụ việc tải xuống những tài sản trí tuệ đã được bảo hộ, có thể là âm nhạc, vi-đê-ô, phim hoặc phần mềm. Hội Liên hiệp chống đánh cắp bản quyền của Bỉ với sự giúp đỡ của Hiệp hội Phim ảnh Hoa Kỳ đã ước tính có tới 250.000 bộ phim hoặc vi-đê-ô có bản quyền được tải xuống mỗi ngày ở Bỉ.
BURKINA FASO TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT NẠN VI PHẠM BẢN QUYỀN
Ngành công nghiệp âm nhạc đầy năng động và quan trọng của Burkina Faso đang lao đao trước tình trạng nhập khẩu ồ ạt những tác phẩm âm nhạc vi phạm bản quyền rẻ tiền. Do đó, nước này hiện đang chống lại tình trạng trên. Mùa thu năm 2004, Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch cùng với Cục Bản quyền đã tổ chức một cuộc hội thảo kéo dài ba ngày để thảo luận các chiến lược chống lại nạn ăn cắp bản quyền đối với hơn 10 triệu băng cát-xét lậu nhập vào Burkina Faso mỗi năm. 80% trong số đó xuất phát từ các quốc gia láng giềng. Cuộc hội thảo đã kết thúc với việc đốt cháy 17.000 băng và đĩa CD lậu do Cục Bản quyền và đội hiến binh tại Ouagadougou và Bobo-Dioulasso bắt giữ.
Trước khi các phóng viên đưa tin về hội thảo này, Mahamoudou Ouedraogo, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch, đã ví nạn ăn cắp bản quyền như căn bệnh “ung thư” đối với Burkina Faso và kiên quyết khẳng định những kẻ ăn cắp bản quyền phải bị truy tố vì những tội do chúng gây ra. Tổng Cục trưởng Cục Đăng ký Tác quyền sau đó đã nêu khái quát chiến lược chống ăn cắp bản quyền tại Burkina Faso. Chiến lược này bao gồm thiết lập một cơ quan chống ăn cắp bản quyền độc lập; cùng các quốc gia láng giềng ban hành một chính sách chung để thắt chặt an ninh biên giới chống lại hàng lậu; thiết lập một tòa án tiểu khu vực phụ trách lĩnh vực quyền tác giả; đào tạo các thẩm phán, hiến binh, cảnh sát và hải quan về quyền sở hữu trí tuệ; và áp dụng mức truy tố hình sự đối với những kẻ đánh cắp bản quyền và bán hàng lậu. Ở Burkina Faso, ước tính có khoảng 100.000 những kẻ như vậy. Phần lớn trong số họ là những kẻ bán rong.
HỖ TRỢ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHỜ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC GIỮA CHÍNH PHỦ VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TẠI ESTONIA
Ngày 27 tháng 12 năm 2004, Cục Cảnh sát, Cục Thuế và Hải quan Estonia đã ký một hiệp định hợp tác, cho phép họ cải thiện cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc trao đổi thông tin, điều tra và các thủ tục khác. Hai cơ quan nêu trên cũng đang phối hợp chặt chẽ hơn với tổ chức phi chính phủ hàng đầu của Estonia - Tổ chức Bảo hộ Quyền tác giả Estonia (EOCP) - thu thập tin tức và đảm bảo những bằng chứng đối với các vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cụ thể.
EOCP và các tổ chức phi chính phủ (NGO) khác của Estonia cũng độc lập tiến hành nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về tầm quan trọng của IPR. Theo giám đốc điều hành EOCP, Ilmar Harg, tình trạng đánh cắp bản quyền trên Internet là một vấn đề nhức nhối hơn nhiều so với những đĩa CD lậu ở Estonia. Trung bình có khoảng 50 trang web bị đóng cửa mỗi tháng vì những nội dung đánh cắp bản quyền. Tháng 11 năm 2004, các NGO đã tổ chức một chiến dịch truyền thông trên các tờ báo hàng đầu của Estonia nhằm lý giải tính chất hình sự của tình trạng vi phạm IPR trên mạng Internet. Các tài liệu sử dụng trong chiến dịch cho biết bắt đầu từ năm 2005, cảnh sát Estonia sẽ tăng cường điều tra và truy tố những trường hợp đánh cắp bản quyền trên mạng Internet và nhấn mạnh rằng Bộ luật Hình sự của Estonia phạt tù đến 3 năm đối với những kẻ đánh cắp bản quyền trên mạng Internet.
Câu lạc bộ Máy tính Estonia - một tổ chức phi chính phủ khác có hơn 4.500 thành viên tại địa phương - đang sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Đại sứ quán Hoa Kỳ nhằm tổ chức một số hội thảo về IPR và các lễ hội mạng nội bộ (LAN) cho những thanh niên sử dụng máy tính. Các hội thảo đó sẽ được tổ chức trên cơ sở cùng phối hợp với EOCP và Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp.
TẠI ẤN ĐỘ, MỘT CÔNG TY LUẬT CHỐNG LẠI NẠN ĂN CẮP BẢN QUYỀN BẰNG MỘT CHIẾN LƯỢC MỚI
Chiến lược chống vi phạm bản quyền ở Ấn Độ của Công ty Luật Krishna & Saurastri có trụ sở tại Ấn Độ là sử dụng hệ thống luật pháp để gây phiền nhiễu cho bất kỳ nhà sản xuất nội dung đánh cắp bản quyền bằng cách áp dụng chiến thuật tìm kiếm và tịch thu hàng giả và liên tục khởi kiện dân sự và hình sự.
Theo Sunil Krishna của Công ty Luật Krishna & Saurastri, chiến lược của họ là chống lại tình trạng vi phạm bản quyền trong ngành dược, phần mềm và âm nhạc. Chính do tình trạng “thờ ơ của cảnh sát địa phương khi theo giải quyết” các vụ kiện về hàng giả nên công ty luật của ông đã phải sử dụng chỉ thị mang tên “Trụ cột Anton” cùng các biện pháp khác để chống lại nạn ăn cắp bản quyền. Chỉ thị “Trụ cột Anton” cho phép người quản lý tài sản đang tranh tụng của tìm và tịch thu tài sản bị tình nghi là làm giả để tạm giữ mà không cần phải thông báo trước cho kẻ bị quy kết là thủ phạm. Tòa án cũng ra lệnh cho cảnh sát bảo vệ người quản lý hàng hóa đang tranh tụng. Krishna cho rằng phương pháp này đã được áp dụng rất thành công chống lại phầm mềm lậu.
Theo Krishna, sau khi bắt giữ, ông có thể yêu cầu tòa ra lệnh cấm hoạt động đối với kẻ bị quy kết là thủ phạm. Điều đó sẽ giúp ngăn chặn việc sản xuất thêm và/hoặc buôn bán hàng giả. Việc vi phạm lệnh cấm của tòa sẽ bị trừng phạt ít nhất là sáu tháng tù giam và tối đa là ba năm tù giam. Krishna cho rằng mức án đó có ý nghĩa răn đe đối với các hoạt động làm giả trong tương lai.
Vị luật sư này đã nêu hai trường hợp trong đó cả luật dân sự và luật hình sự đều được sử dụng thành công để loại bỏ một dược phẩm giả. Krishna cho biết quá trình này rất mất thời gian và liên quan tới hàng trăm vụ kiện những kẻ sản xuất hàng giả. Tin rằng đây là một chiến lược thành công “đảm bảo” những kẻ sản xuất hoặc buôn bán hàng bất hợp pháp phải vĩnh viễn đóng cửa hàng, Krishna cho biết chi phí áp dụng biện pháp này tương đương dưới 5% doanh thu hợp pháp của công ty có hàng hóa bị nhái.
Krishna cho rằng Chính phủ Ấn Độ đã có một số thay đổi và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công việc của ông. Ông ủng hộ đào tạo liên tục về nạn đánh cắp bản quyền các cán bộ thực thi pháp luật. Ông kiến nghị Hải quan Ấn Độ cần phải được trao quyền hủy hàng giả - điều mà hiện nay họ không thể làm. Ông cũng kiến nghị hàng lậu từ bên ngoài vào hoặc xuất phát từ Ấn Độ sẽ bị xử lý theo Luật Chống Buôn lậu và Bảo đảm Ngoại hối. Đạo luật này xử phạt một năm tù không cho phép bảo lãnh đối với bất kỳ hoạt động xuất nhập khẩu bất hợp pháp nào.
CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐĨA QUANG GIỜ ĐÃ THÀNH LUẬT Ở INDONESIA
Cựu Tổng thống Indonesia Megawati Soekarnoputri đã ký các quy định đầu tiên về đĩa quang ở Indonesia vào ngày 5/10/2004. Các quy định vốn đã được mong chờ từ lâu yêu cầu các nhà sản xuất đăng ký các cơ sở sản xuất của họ, ghi chép và báo cáo hồ sơ sản xuất và mở cửa nhà máy cho cảnh sát và/hoặc các điều tra viên bất ngờ kiểm tra, v.v… Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại lúc đó là Rini Soewandi đã ký các thông tư hướng dẫn vào ngày 19 tháng 10 – ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của bà. Lường trước Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono sắp nhậm chức sẽ quyết định tách Bộ Công nghiệp và Thương mại thành hai bộ riêng biệt nên Soewandi đã ban hành hai thông tư hướng dẫn thực hiện riêng rẽ, phân chia các lĩnh vực và trách nhiệm giữa hai bộ trong tương lai.
Theo một tư vấn của Hiệp hội Phim ảnh Indonesia tại địa phương hiện phối hợp với các quan chức của Indonesia nhằm soạn thảo các quy định mới, yêu cầu các công ty có cơ sở sản xuất đĩa quang hiện nay và trong tương lai phải:
Các quy định này đã nêu khả năng phạt hành chính, cụ thể là xóa bỏ đăng ký của một nhà sản xuất. Kể từ khi các quy định về đĩa quang trở thành luật bản quyền ở Indonesia nên người ta đã kêu gọi trừng phạt hình sự tới năm năm tù giam. Các quy định mới có hiệu lực vào ngày 18/4/2005.
PARAGUAY: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG VÀ THỰC THI LUẬT PHÁP ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Năm 2004, Paraguay đã ban hành luật và triển khai những biện pháp cứng rắn nhằm tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ, chính phủ đã phối hợp với khu vực tư nhân và ủng hộ hai dự thảo luật, trong đó tăng cường các mức hình phạt đối với các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, một cho nạn ăn cắp bản quyền và một cho nạn làm hàng giả. Các dự luật đã tăng mức hình phạt lên từ năm năm trở lên và không đề cập đến các trường hợp vi phạm nhẹ được phép bảo lãnh thay cho án tù.
Đơn vị chuyên môn hóa về công nghệ ở Paraguay được thành lập với vai trò là cơ quan tình báo và tổ chức hỗ trợ cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đã trở thành đơn vị trực thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại (Bộ CNTM), tập trung hoạt động trong lĩnh vực hàng giả hàng nhái và ăn cắp bản quyền. Đơn vị này đã rất có công trong việc thực thi luật pháp, thường là phối hợp hoạt động với các tổ chức tư nhân. Bộ Thương mại và Công nghiệp đã tăng cường hợp tác với Cục Hải quan và kết quả là sau khi kiểm tra hồ sơ đăng kí kinh doanh, đã có 56 công ty nhập khẩu bị đóng cửa và 73 giấy phép nhập khẩu bị bãi bỏ.
Theo một báo cáo của Bộ CNTM vào tháng 2 năm 2005 thì từ giữa tháng 12 năm 2003 đến tháng 1 năm 2004, trong chiến dịch đựợc triển khai, chính phủ đã tịch thu được 11 triệu đĩa CD lậu và 1.600 thiết bị ghi âm; kiểm tra đột xuất năm nhà máy bị tình nghi sản xuất thuốc lá lậu, năm xí nghiệp in bị tình nghi sản xuất bao bì thuốc lá giả, và các cơ sở tàng trữ những sản phẩm đó; sau 15 cuộc đột kích thu giữ rất nhiều hàng giả hàng nhái như ti-vi, búp bê, điện thoại di động; khám xét được 10 công ty cáp dính líu tới các vụ ăn cắp tín hiệu cáp; kiểm tra được 11 gian hàng tại Chợ số 4 khu vực Asunci và thu giữ hàng nghìn đĩa CD, DVD giả; đồng thời khám phá được năm tổ chức tội phạm chuyên nhập khẩu đĩa CD để sản xuất băng đĩa lậu.
Tháng 8 năm 2004, Bộ CNTM đã kí kết hiệp định hợp tác với công ty Thể thao Mỹ Latinh Fox nhằm chấm dứt tình trạng đánh cắp bản quyền các chương trình của hãng này. Là hiệp định đầu tiên được kí kết với Fox ở Mĩ La tinh, hiệp định này cho phép công ty Fox và Bộ CNTM có thể sử dụng các quy định về phương tiện truyền thông của Paraguay (CONATEL) để thu hồi giấy phép hoạt động của những công ty cung cấp các tín hiệu cáp ăn cắp; biện pháp này được coi là hiệu quả hơn so với việc đơn thuần trông chờ vào phán quyết từ tòa án. Kể từ khi hiệp định này được kí kết, đã có bốn công ty cáp truyền hình phải kí thỏa thuận với Fox và cam kết ngừng các hành vi ăn cắp tín hiệu truyền hình của mình.
HÀN QUỐC: TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ QUYỀN GHI NHẠC TRÊN INTERNET
Tháng 1 năm 2005, các tin tức về nỗ lực mới của Chính phủ Hàn Quốc trong việc bảo hộ quyền ghi nhạc đã thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân. Sự sụt giảm đáng kể doanh thu ngành âm nhạc của cả các công ty trong nước và nước ngoài ở Hàn Quốc đã buộc chính phủ phải sửa đổi Luật Bản quyền của nước này, theo đó quy định bất kì ai muốn tải nhạc từ Internet cũng phải xin phép người giữ bản quyền. Trong một nỗ lực nhằm bảo tồn “triển vọng văn hóa” của Hàn Quốc, đặc biệt là “Làn sóng Hàn Quốc” trong lĩnh vực nhạc trẻ, phim kịch đang dâng trào tại châu Á, chính phủ đã rất cố gắng phổ biến các điều luật mới để nâng cao ý thức của người dân.
Bộ Văn hóa và Du lịch đã tải nhiều thông tin lên trang web của mình nhằm cung cấp và giáo dục người dân về các quy định mới - những quy định sẽ có hiệu lực từ ngày 17/1/2005. Trang web đã khẳng định dứt khoát rằng chỉ có các diễn viên và các công ty ghi âm mới được quyền truyền phát sản phẩm của mình qua mạng Internet và các mạng viễn thông khác. Nếu người sử dụng muốn chuyển, phát các tác phẩm đó qua Internet, họ phải xin phép sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền. Trang web đồng thời cũng liệt kê một loạt những hành vi bị coi là phạm pháp ở Hàn Quốc, bao gồm các hành vi tải nhạc và những tác phẩm được cấp bản quyền lên các website, các trang web cá nhân, nhật ký mạng và các hành vi tải nhạc lên với mục đích chia sẻ thông tin với các website, các trang web cá nhân.... Chiến dịch của chính phủ dường như đã rất hiệu quả: Nhiều công ty ghi âm đã báo cáo rằng gần đây họ đã nhận được thư hỏi hàng của rất nhiều dịch vụ âm nhạc trực tuyến nhỏ hơn đề cập đến việc kí kết hợp đồng.
Ngoài ra, còn có ba nghị sĩ Quốc hội đề xuất dự thảo xem xét và sửa đổi thêm Luật Bản quyền của Hàn Quốc. Theo đó, các nhà sản xuất và các diễn viên sẽ được trao thêm một số quyền lợi nữa, bao gồm quyền rao bán sản phẩm của mình. Bộ Văn hóa và Cục Trò chơi và Âm nhạc đã đệ trình Dự thảo mới về Xúc tiến Âm nhạc, theo đó sẽ tăng cường bảo hộ cho lĩnh vực ghi âm, đồng thời cho phép Bộ thành lập đội điều tra và giải quyết các trường hợp liên quan tới việc ghi âm bất hợp pháp.
CUỘC KIỂM TRA ĐỘT XUẤT LỚN NHẤT TỪ TRƯỚC TỚI NAY CỦA SRI LANKA ĐÃ KHÁM PHÁ ĐƯỢC MỘT XÍ NGHIỆP IN ĐĨA PHẠM PHÁP
Mặc dù đĩa CD và DVD giả được bày bán tràn lan ở Sri Lanka, chính phủ nước này vẫn cho rằng những chiếc đĩa đó có nguồn gốc từ các nước châu Á khác. Nhưng sau đó, đêm ngày 9/10/2004, cảnh sát điều tra tội phạm Sri Lanka đã đột kích và khám phá được một xí nghiệp sản xuất đĩa CD có tên là Công ty TNHH Optical Media đã im hơi lặng tiếng từ rất lâu. Đặt dưới sự sở hữu và quản lý của một nhóm người Malaysia, công ty này hoạt động từ đầu năm 2004, và thật trớ trêu lại được Ủy ban Đầu tư –một cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài của Sri Lanka cấp phép hoạt động. Cảnh sát cũng đã tiến hành đột kích một cửa hàng chính ở Colombo và thu giữ một số lượng lớn băng đĩa hình. Sau khi nhận được tin về các cuộc kiểm tra đột xuất của cảnh sát, đa số các cửa hàng bán băng đĩa lậu đã ngừng bày bán sản phẩm nhãn hiệu Đại bàng do công ty Optical Media sản xuất.
Công ty này đã làm giả nhiều phần mềm, đĩa phim, ca nhạc và sản xuất nhiều đĩa CD bằng chất liệu polycarbonate, cho phép có thể tính toán số lượng các đĩa CD và DVD giả. Có người đã báo với cảnh sát rằng công ty này đã cho xe tải chuyển đi khoảng 175.000 chiếc đĩa CD và một số tem nhãn trước đêm cảnh sát tiến hành đột kích. Theo các quan chức thì căn cứ vào một số lượng lớn các đĩa lậu và sự xuất hiện của hàng trăm đĩa Microsoft Trung Quốc có thể kết luận rằng cơ sở này đã sản xuất đĩa bất hợp pháp phục vụ cho xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước.
Theo báo cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Colombo, Tổ chức Thực thi Quyền Sở hữu Trí tuệ nhà nước/tư nhân của họ đã rất cố gắng trong việc phối hợp những hỗ trợ từ phía tư nhân, trong đó có Microsoft nhằm giúp chính phủ Sri Lanka tiếp tục triển khai chiến dịch của mình.
ĐÀI LOAN CỦNG CỐ LUẬT BẢN QUYỀN
Vào ngày 24/8/2004, Quốc hội Đài Loan đã thông qua một dự luật, theo đó sẽ thắt chặt hơn nữa những điều luật đã được ban bố năm 2003. Dự luật mới này quy định bất kì hành động nào sử dụng công nghệ hay tài liệu nhằm ngăn cản “các biện pháp chống ăn cắp bản quyền” đều bị coi là phạm tội và có thể chịu hình phạt lên đến một năm tù hoặc có thể phải nộp phạt tới 8000 đô-la Mỹ. Đồng thời dự luật này cũng cho phép Cục Hải quan tịch thu hàng hóa bị tình nghi và tạm thời trì hoãn xác định nguồn gốc của chúng. Tuy nhiên, những người có quyền lợi vẫn phải tiến hành những biện pháp để tịch thu hàng hóa hoặc/và khiếu kiện dân sự hay hình sự để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ trong vòng ba ngày, nếu không nhân viên Hải quan buộc trao trả hàng hóa.
Luật năm 2003 đã không đề cập tới những vi phạm nhẹ trong lĩnh vực làm hàng giả, để tòa án có thể cho phép bị đơn nộp tiền bảo lãnh thay cho ngồi tù. Đa số những kẻ vi phạm đều coi khoản nộp phạt tối thiểu này là điều dễ hiểu bào chữa cho việc làm ăn phi pháp. Đạo luật mới quy định bất kì kẻ nào dính líu tới việc tiêu thụ, thuê băng đĩa giả đều chịu hình phạt tù từ sáu tháng đến năm năm, đồng thời phải nộp phạt từ 16.100 đến 161.000 đô-la Mỹ.
(Theo maxreading)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com