Mắm Phú Quốc không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết đến ở nhiều nước trên thế giới, song danh tiếng này đang khiến mắm Phú Quốc phải đối mặt với tình trạng bị làm giả, làm nhái ở mức báo động, dù sản phẩm đã được cấp đăng bạ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ từ năm 2001.
Mắm ngon nhớ lâu...
Nói chuyện với phóng viên, bà Nguyễn Thị Tịnh, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phú Quốc cho biết, trên đảo Phú Quốc hiện có hơn 94 cơ sở sản xuất nước mắm với quy mô sản xuất từ vài thùng đến hàng trăm thùng. Hàng năm, các cơ sở này cung cấp cho thị trường từ 13-15 triệu lít/năm.
Nhờ được sản xuất hoàn toàn bằng cá cơm và muối theo phương pháp truyền thống là ủ chượp, lên men trong 12 tháng, mắm Phú Quốc có những đặc trưng riêng về màu sắc, độ đạm và hương vị mà “không loại nước mắm nào có thể sánh được”, ông Lương Thanh Hải, Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh.
Càng cao danh tiếng, càng bị "mượn" nhiều
Sự nổi tiếng đó đã làm cho mắm Phú Quốc bị làm giả ngày càng nhiều. Ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác hải sản và chế biến nước mắm Thanh Hà cho biết nhiều doanh nghiệp sản xuất nước mắm ở tỉnh khác còn cố tình đặt tên công ty có chữ Phú Quốc để sản phẩm của họ được mang danh mắm Phú Quốc. Thậm chí có doanh nghiệp ở nước ngoài còn đăng ký nhãn mác nước mắm Phú Quốc để trục lợi.
Trong khi đó, phần lớn cơ sở sản xuất nước mắm ở Phú Quốc hoạt động theo phương thức nhỏ lẻ, mọi sản phẩm sản xuất trên đảo đều mang tên Phú Quốc, gây khó khăn cho công tác kiểm tra chất lượng, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và giữ gìn danh tiếng của sản phẩm.
Một bất cập khác là mặc dù đăng bạ chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc có hiệu lực từ năm 2001, nhưng đến nay vẫn chưa có cơ sở sản xuất nào được cấp quyền sử dụng tên gọi xuất xứ Phú Quốc, mô hình quản lý cũng như tiêu chuẩn về chất lượng, nhãn mác sản phẩm chưa cụ thể, rõ ràng cũng làm hạn chế hiệu quả bảo vệ thương hiệu.
“Chính sự trậm trễ trong việc đăng bạ tên gọi xuất xứ đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp ở nơi khác mượn danh Phú Quốc để kiếm lời”, ông Hoàng chia sẻ.
Bảo vệ thương hiệu cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng
Trước thực trạng trên, từ năm 2008, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành quy định về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc đối với sản phẩm nước mắm, nhằm tăng cường năng lực kiểm soát và giám sát cho các cơ quan chức năng.
Mới đây, Sở Khoa học-Công nghệ Kiên Giang và dự án Việt Nam-Thụy Sĩ về sở hữu trí tuệ cũng đã phối hợp tổ chức hội thảo “Bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý đối với nước mắm Phú Quốc”.
Cùng với đó, Hiệp hội nước mắm Phú Quốc cũng đang chuẩn bị triển khai hàng loạt giải pháp như lập logo và đăng ký nhãn hiệu độc quyền, xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu.
Quy chế này quy định rõ doanh nghiệp hội viên muốn sử dụng logo, nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt về quy trình sản xuất, nguyên liệu, chất lượng thành phẩm và vệ sinh môi trường.
“Khi tất cả cơ sở sản xuất nước mắm ở Phú Quốc tham gia chương trình này, thì những sản phẩm không có logo đều là hàng giả”, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phú Quốc khẳng định./.
Mắm ngon nhớ lâu...
Nói chuyện với phóng viên, bà Nguyễn Thị Tịnh, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phú Quốc cho biết, trên đảo Phú Quốc hiện có hơn 94 cơ sở sản xuất nước mắm với quy mô sản xuất từ vài thùng đến hàng trăm thùng. Hàng năm, các cơ sở này cung cấp cho thị trường từ 13-15 triệu lít/năm.
Nhờ được sản xuất hoàn toàn bằng cá cơm và muối theo phương pháp truyền thống là ủ chượp, lên men trong 12 tháng, mắm Phú Quốc có những đặc trưng riêng về màu sắc, độ đạm và hương vị mà “không loại nước mắm nào có thể sánh được”, ông Lương Thanh Hải, Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh.
Càng cao danh tiếng, càng bị "mượn" nhiều
Sự nổi tiếng đó đã làm cho mắm Phú Quốc bị làm giả ngày càng nhiều. Ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác hải sản và chế biến nước mắm Thanh Hà cho biết nhiều doanh nghiệp sản xuất nước mắm ở tỉnh khác còn cố tình đặt tên công ty có chữ Phú Quốc để sản phẩm của họ được mang danh mắm Phú Quốc. Thậm chí có doanh nghiệp ở nước ngoài còn đăng ký nhãn mác nước mắm Phú Quốc để trục lợi.
Trong khi đó, phần lớn cơ sở sản xuất nước mắm ở Phú Quốc hoạt động theo phương thức nhỏ lẻ, mọi sản phẩm sản xuất trên đảo đều mang tên Phú Quốc, gây khó khăn cho công tác kiểm tra chất lượng, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và giữ gìn danh tiếng của sản phẩm.
Một bất cập khác là mặc dù đăng bạ chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc có hiệu lực từ năm 2001, nhưng đến nay vẫn chưa có cơ sở sản xuất nào được cấp quyền sử dụng tên gọi xuất xứ Phú Quốc, mô hình quản lý cũng như tiêu chuẩn về chất lượng, nhãn mác sản phẩm chưa cụ thể, rõ ràng cũng làm hạn chế hiệu quả bảo vệ thương hiệu.
“Chính sự trậm trễ trong việc đăng bạ tên gọi xuất xứ đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp ở nơi khác mượn danh Phú Quốc để kiếm lời”, ông Hoàng chia sẻ.
Bảo vệ thương hiệu cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng
Trước thực trạng trên, từ năm 2008, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành quy định về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc đối với sản phẩm nước mắm, nhằm tăng cường năng lực kiểm soát và giám sát cho các cơ quan chức năng.
Mới đây, Sở Khoa học-Công nghệ Kiên Giang và dự án Việt Nam-Thụy Sĩ về sở hữu trí tuệ cũng đã phối hợp tổ chức hội thảo “Bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý đối với nước mắm Phú Quốc”.
Cùng với đó, Hiệp hội nước mắm Phú Quốc cũng đang chuẩn bị triển khai hàng loạt giải pháp như lập logo và đăng ký nhãn hiệu độc quyền, xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu.
Quy chế này quy định rõ doanh nghiệp hội viên muốn sử dụng logo, nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt về quy trình sản xuất, nguyên liệu, chất lượng thành phẩm và vệ sinh môi trường.
“Khi tất cả cơ sở sản xuất nước mắm ở Phú Quốc tham gia chương trình này, thì những sản phẩm không có logo đều là hàng giả”, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phú Quốc khẳng định./.