Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Buôn rác xuyên Đức - Ý

Toà án tại Đức đang giải quyết một vụ án được cho là không bình thường, khi chưa tìm ra giải pháp cho vụ hơn 100.000 tấn rác từ Ý được xuất sang đông Đức, giúp một nhà máy xử lý chất thải tại đây không bị phá sản. Đây là biện pháp nhằm giải quyết những đống rác chất đầy thành phố Napoli, thậm chí biến thành cuộc khủng hoảng về rác vào năm 2008, nhưng lại vi phạm luật pháp Đức.

Rác sinh hoạt chất đống tại Napoli, năm 2008.

Giải quyết nhu cầu của hai phía

Trên các đường phố tại Napoli, hàng đống túi rác được chất đống, ngập đường đi. Ở ngoại ô, những đống rác thải ngày càng cao hơn và được ví như những khối u dọc suốt các con đường. Ban đêm không khí nặng mùi rác thải cộng thêm mùi rác được đốt. Hàng ngày, đường phố Napoli lại nhận thêm hơn 1.100 tấn chất thải mới. “Toàn bộ rác thải phải được dọn dẹp, nhưng bằng cách nào, ở đâu?” là câu hỏi khó đối với Lorenzo Miracle, quản lý của một công ty hậu cần của Ý.

Trong khi đó, tại thị trấn Großpösna, bang Saxony, phía đông Đức có nhà máy xử lý rác thải trung tâm Cröbern, với chi phí xây dựng trị giá hơn 100 triệu euro, gồm hệ thống xử lý nước thải các lưu vực thấp và ao hồ. Đây được cho là một trong những công trình xử lý rác cao cấp nhất tại châu Âu. Nhưng nhà chức trách có vẻ "quá tay" với nhà máy Cröbern. Người dân trong bang không thải đủ rác để nhà máy vận hành hết công suất. Nhà máy cần nhiều chất thải hơn trong khi chưa tìm ra người cung cấp? Đó là vấn đề lớn mà Konrad Doruch, trưởng bộ phận xử lý chất thải rắn phải đối mặt. Do đó, biện pháp tốt nhất là tìm đến những “nhà môi giới”.

Miracle có cầu và Doruch có cung. Thế là họ đi đến thỏa thuận, bắt đầu vào tháng 4.2007, hàng ngày sẽ có những chuyến tàu vận chuyển rác từ Napoli đến Großpösna.

Chất thải sinh hoạt bất hợp pháp

Vụ việc bắt đầu từ tháng 4.2006, khi các chính trị gia tại thành phố Leipzig phải thảo luận về cuộc khủng hoảng mà nhà điều hành nhà máy Cröbern, Công ty tái chế và xử lý chất thải Saxon (WEV) đối mặt. Công ty, có phần lớn thuộc sở hữu thành phố Leipzig và các quận lân cận, nằm trong tình trạng “thực sự khó khăn kinh tế, có thể đe doạ đến sự tồn tại của công ty”.

Chỉ trong năm 2005, WEV lỗ 4,5 triệu euro. Đó là thời gian công ty cần một kế hoạch, cần những người đưa ra quyết định giống như Konrad Doruch. Ông đã tạo dựng được hoạt động kinh doanh trong ngành quản lý rác thải. Giữa năm 2003 và 2006, Doruch sắp xếp có được hơn 200.000 tấn chất thải rắn từ Ý. Đó là phí bảo hiểm nguyên liệu cho nhà máy Cröbern, gồm xỉ từ nhôm của một nhà máy tại Novara và vật liệu cách nhiệt có chứa amiăng từ Verona. Cơ quan chức năng bang cấp phép đặc biệt cho nhà máy Cröbern xử lý các chất thải độc hại. Thua lỗ và thiếu chất thải rắn để giữ cho nhà máy hoạt động hiệu quả, nhà máy WEV lại để Doruch sang Ý. Nhưng, lần này ông không mua rác thải công nghiệp từ phía bắc, mà là rác sinh hoạt từ Napoli và vùng Campania, nơi Camorra kiểm soát toàn bộ kinh doanh rác thải. Nếu những gì các nhà điều tra cáo buộc là đúng, phương pháp của WEV thực hiện là bất hợp pháp. Rác sinh hoạt từ Campania không thể đơn giản được xuất sang Đức như dầu ô liu hoặc rượu vang.

Từ năm 2005, Đức không còn bãi trống để chứa và chôn lấp rác sinh hoạt nội địa. Thay vào đó, rác sinh hoạt phải được đốt hoặc đưa vào quá trình xử lý phức tạp gồm cả quá trình phân loại và nghiền rác, rồi loại bỏ vi khuẩn. Các nhà chức trách của Đức chỉ phê chuẩn nhập khẩu rác thải nếu rác đã được xử lý đúng cách. Dù có những hạn chế này, các nhà buôn rác thải Saxon và Ý đã cố gắng bằng mọi cách, bắt đầu từ tháng 4.2007, tàu vận chuyển hàng hóa chất đầy rác thải sinh hoạt khởi hành từ Maddaloni - Marcianise, cách 30 km về phía bắc của Napoli, vượt 1.500 km đến Großpösna.

Ngày 26.4, đơn vị đặc biệt Carabinieri thuộc cảnh sát quốc gia Ý, ra lệnh mở container bị nghi vấn có mùi hôi để kiểm tra. Theo tài liệu vận tải, các container đăng ký chứa chất thải được tiền xử lý, hoặc sản phẩm trung gian trong chuỗi tái chế, thay vào đó, Carabinieri phát hiện rác thải sinh hoạt từ phía nam Ý và bắt giữ tám container. Nhưng ngày tiếp theo, xe lửa lại tiếp tục lên đường. Nhờ đường dây này, khoảng 7.500 container đã được đưa tới đông Đức. Thoả thuận này được đánh giá mang nhiều lợi nhuận cho WEV, đã chi khoảng 16 triệu euro cho khối rác này. Các nhà chính trị tại Leipzig và vùng lân cận chắc chắn đã hài lòng, vì dự án lớn cuối cùng đã hoạt động, chặn đứng nguy cơ phá sản của công ty.

Có vẻ như chính quyền ở Saxony không đặc biệt quan tâm đến bản chất của chất thải rắn đang được xử lý trong các nhà máy. Các điều tra viên cho biết có thể chứng minh Doruch đã nói dối về những thứ bên trong của nhiều chuyến hàng. Ông đã đưa tổng cộng 107.000 tấn chất thải đến xử lý tại các nhà máy do Andreas Böhme vận hành tại các vùng lân cận Saxony-Anhalt.

Vi phạm luật Đức

Thoả thuận giữa Miracle và Doruch tuy đem lại lợi ích cho cả hai bên, nhưng vấn đề rắc rối ở đây là nó trái pháp luật, gồm cả việc xử lý trái phép các chất thải độc hại, hối lộ và thành lập tổ chức tội phạm. Không may cho Doruch và các nhà môi giới chất thải rắn ở Saxony, cảnh sát Ý đã chú ý đến ông trong cuộc điều tra quy mô lớn tên “Chiến dịch Ecoballe”. Các nhà điều tra đã "nắm" hàng trăm cuộc điện thoại, hy vọng tiếp cận gần với Mafia Neapolitan, được biết đến với tên Camorra. Các công ty đã kết hợp với Camorra sắp xếp vận chuyển và xử lý chất thải trái phép ở cả trong và ngoài nước Ý.

Vào cuối tháng 11, các nhà điều tra Ý hợp tác mở rộng điều tra tại Đức. Công tố viên và cảnh sát tìm kiếm các nhà máy xử lý chất thải tại Großpösna, ở Saxon và bang Saxony-Anhalt. Cơ quan chức năng tìm kiếm mọi yếu tố liên quan đến chất thải rắn từ Ý, gồm tài liệu vận chuyển, hợp đồng và hoá đơn. Cuộc điều tra xoay quanh 150.000 tấn chất thải rắn được đưa về Đức trên 200 chuyến xe lửa, mà theo luật thì không bao giờ được phép vượt dãy Alps.

Vụ bê bối chất thải rắn Đức - Ý có liên quan đến đầu cơ trục lợi mang lại cái nhìn cận cảnh vào ngành công nghiệp xử lý chất thải đang bùng nổ. Theo điều tra của văn phòng Cảnh sát hình sự liên bang Đức (BKA), hai triệu tấn rác sinh hoạt được đưa bất hợp pháp vào các bãi rác ở Đức.

Rác từ Ý vẫn sang Đức

Böhme, một đơn vị chuyên giao dịch thương mại về động cơ, không hề có giấy phép xử lý chất thải từ Ý, nhưng lại sở hữu một cơ sở cắt nghiền chất thải. Tại Saxony - Anhalt, các chất thải rắn từ Napoli rõ ràng được phân loại một lần nữa. Các công tố viên khẳng định biết ai đứng phía sau những lô hàng rác thải. “Ngay từ đầu, một nhóm gồm các tội phạm của Đức và Ý đã lên kế hoạch mang rác từ Campania sang Đức xử lý bất hợp pháp, vì hầu hết rác chưa được xử lý khi đến Saxony - Anhalt”, một điều tra viên nói.

Böhme phủ nhận điều này. Luật sư của ông, Steffen Segler, cho biết thân chủ mình xử lý các chất thải rắn "đúng quy định". Konrad Doruch, đã rời công ty, cũng bác bỏ cáo buộc ông đã tham gia vào việc kiếm lời từ rác thải bất hợp pháp.

Lãnh đạo mới của nhà máy xử lý chất thải đã thuê một công ty kiểm toán tiến hành một cuộc điều tra nội bộ, các kết quả sẽ được trình lên ban kiểm soát WEV vào giữa tháng 3.2010. Hiện chưa có thông tin về việc khi nào các công tố viên sẽ đưa ra cáo buộc đối với các bên liên quan.

Đối tác của họ tại Napoli cũng đang bị truy tố trong vụ việc trên. Mùa thu năm 2008, cảnh sát tạm thời bắt giữ Lorenzo Miracle và hơn 20 nhà quản lý tại các nhà máy xử lý và các viên chức. Họ bị cáo buộc đã tham gia vào việc kiếm tiền bất hợp pháp từ rác.

Nhưng có vẻ các nhà buôn bán rác quốc tế chưa chịu "dừng bước", khi tháng 12.2009 khoảng 100 tấn rác từ Ý lại bị phát hiện trong một bãi chứa chất thải ở Saxony - Anhalt.

(Theo SGTT Online // Spiegel)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%