Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

50% hộp cơm Trung Quốc gây độc hại

Thông tin gây sốc này được ông Đổng Kim Sư, Tổng thư ký Hiệp hội đóng gói thực phẩm quốc tế (IFPA) công bố!

Rất nhiều hộp cơm sử dụng một lần nhưng được tái chế nhiều lần. Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo đó, trong cuộc kiểm tra một số nhà hàng phục vụ ăn uống tại Bắc Kinh vào trung tuần tháng 3 vừa qua, đoàn kiểm tra phát hiện các mẫu hộp cơm đựng cơm và thức ăn tại đây có nồng độ các hóa chất gây độc hại cho cơ thể con người vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn từ hàng chục đến hàng trăm lần!

Các hóa chất này khi xâm nhập cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạnh, gây hại cho hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, khả năng tạo máu, nếu hàm lượng cao sẽ bị ung thư.

 Lợi nhuận được coi là lý do khiến các chủ nhà hàng lựa chọn loại hộp cơm này, dù biết rõ nó có hại. Tính trung bình, một tấn hộp cơm “sạch” tốn hết 11.000 NDT, trong khi đó, một tấn hộp cơm “bẩn” chỉ có giá 2.000 NDT.

Trước đó vài ngày, người dân TQ xôn xao với loạt bài phanh phui “công nghệ chế biến dầu ăn từ… nước cống” của các phóng viên và Giáo sư Hà Đông Bình – Học viện công nghệ Vũ Hán.

Tuy nhiên, khá trùng hợp khi ông Đổng lên tiếng về hộp cơm “bẩn”, thì Giáo sư Hà lại phủ nhận chính những thông tin mình từng đưa ra, lý do: “Tôi quá mệt mỏi khi mỗi ngày phải tiếp từ 50 phóng viên các báo trở lên. Lãnh đạo các cấp cũng liên tục gọi điện hỏi thông tin, tôi thấy vấn đề này quá nhạy cảm với khả năng và chức vụ của mình!”.

Theo báo chí TQ, chính Giáo sư Hà là người đã tuyên bố: “Mỗi năm, có từ hai đến ba triệu tấn dầu ăn cống rãnh chảy tràn trên các bàn ăn ở khắp Trung Quốc”.

Khi được hỏi về việc Giáo sư Hà phủ nhận chuyện “dầu ăn làm từ nước cống”, và khả năng bị các chủ doanh nghiệp sản xuất hộp cơm “bẩn” gây khó dễ, ông Đổng trả lời: “Vài năm trước, khi kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất hộp cơm, đũa, giấy ăn v.v. sử dụng một lần, tôi đã phát hiện mức đạt chuẩn bằng 0%!

Năm nay, sau những lần kiểm tra, tôi nói 50% chưa đạt chuẩn là đã rất nể mặt một số người. Còn chuyện Giáo sư Hà phủ nhận, tôi không thấy điều đó gây áp lực với tôi. Và tôi cũng không thay đổi nhận xét của mình về đồ dùng sử dụng một lần tại TQ!”.

Hộp xốp có chữ Trung Quốc tại nhà hàng 123 (phố Huế, Hà Nội). Ảnh : Minh Đức.

Chưa tìm thấy chất độc trong hộp xốp Trung Quốc tại VN

Chiều 5-4, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP đã chính thức thông báo kết quả kiểm nghiệm mẫu hộp xốp có chữu Trung Quốc lấy tại nhà hàng 123 (số 55 Phố Huế, Hà Nội) cho PV Tiền Phong.

Kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia cho thấy, nồng độ các chất thôi nhiễm ra từ mẫu hộp xốp này đều ở mức an toàn cho phép theo quy định bởi Bộ Y tế.

Ông Khẩn cũng cho biết, kết quả xét nghiệm các mẫu hộp xốp khác trên thị trường đều cho kết quả tương tự.

Minh Đức - Thái Hà

(Theo Văn Việt Võ // Tienphong Online // Làn sóng mới // Báo Pháp viện TQ)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • Toyota đối mặt với án phạt 16,4 triệu USD tại Mỹ
  • Tập đoàn Goldman Sachs bị tố cáo lừa đảo khách hàng
  • Vì sao Goldman Sachs bị kiện?
  • Hàn Quốc sẽ gắn nhãn điện tử lên dược phẩm
  • Trung Quốc: Phạt tù 9 nhà báo ém thông tin để ăn hối lộ
  • Malaysia: Phát hiện nước cam ép có độc
  • Anh điều tra vụ lừa đảo Goldman Sachs
  • HP bị tình nghi đưa hối lộ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%