Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kodak kiện iPhone và BlackBerry vi phạm bản quyền

 Hôm qua (14/1), Eastman Kodak  cho biết, hãng sẽ kiện Apple và RIM (nhà chế tạo BlackBerry) vì đã vi phạm bản quyền công nghệ liên quan đến máy ảnh số mà các hãng này tích hợp trên các sản phẩm iPhone và BlackBerry.

Kodak là một nhà sản xuất camera số và các sản phẩm nhiếp ảnh khác đã đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban Thương mại Quốc tế (Mỹ). Theo đơn khiếu nại, Kodak khẳng định rằng, sản phẩm nổi tiếng iPhone của Apple và BlackBerry của RIM đã vi phạm bản quyền về công nghệ để xem trước các bức ảnh chụp.

Kodak đang yêu cầu các cơ quan liên bang thực hiện giám sát các tranh chấp thương mại để ngăn cản Apple và RIM vận chuyển các loại điện thoại này. Các cơ quan này có quyền yêu cầu hải quan dừng nhập khẩu các sản phẩm và các bộ phận được làm bằng công nghệ đang có tranh chấp.

Kodak cũng đệ trình các vụ kiện riêng đối với Apple lên tòa án Quận tại Rochester (Mỹ) với tuyên bố, vi phạm của các bản quyền liên quan tới các camera số và quý trình tính toán cụ thể. Hãng sẽ yêu cầu đối với các thiệt hại tiện tệ không thể xác định rõ và để tòa quyết định các hoạt động tranh chấp đó.

Trong tháng 10, Kodak cho biết, hãng nhìn thấy doanh thu đăng ký giấy phép trung bình ít nhất cũng kiếm được 250-350 triệu USD/mỗi năm trong vòng nhiều năm tới. Trong năm 2008, doanh thu của hãng vào khoảng 9,4 tỷ và dự kiến sẽ thông báo kết quả kinh doanh năm 2009 vào tháng tới

Trong thời gian qua, hãng đã có thỏa thuận với một mảng lớn các công ty công nghệ gồm Nokia, Motorola, Sony và Panosonic. Và vài tuần gần đây, hãng đã giải quyết ổn thỏa vụ kiện bằng sáng chế chống lại LG và Samsung.

Kodak cho biết, hãng muốn bồi thường cho việc sử dụng công nghệ và mở cửa cho cuộc đàm phán với Apple và RIM. Nhưng hãng sẽ yêu cầu ITC ngăn cản Apple và RIM nhập khẩu các thiết bị vi phạm, bao gồm ĐTDĐ và các thiết bị truyền thông không dây trang bị camera số.
 
Hiện, vụ kiện tụng này chưa đe dọa tới việc bán iPhone và BlackBerrys trên thị trường. Các vụ kiện bản quyền có thể mất nhiều tháng hay nhiều năm mới có thể giải quyết được và những thỏa thuận qua giấy phép và thanh toán tiền bản quyền thường được ưu tiên hơn. Về phía bị đơn, RIM và Apple từ chối bình luận về vụ việc trên.

(VnMedia)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • EU thanh tra vụ Renault của Pháp
  • Doanh nghiệp Trung Quốc bị kiện vi phạm bản quyền phần mềm
  • Trung Quốc: 50 tỷ USD tiền công quỹ bị biển thủ
  • Những nhà tù "tự do" nhất thế giới - Nhà tù tự quản
  • “Nhà máy trẻ em” ở Malaysia
  • Mỹ: Cybersitter kiện Trung Quốc xâm phạm bản quyền
  • Credit Suisse đối mặt với vụ kiện 24 tỷ USD
  • Trung Quốc và sự tồn tại của “mafia online”?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%