Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Luật pháp và y đức không cho phép

Những bộ phận rời của một thi thể con người có thể bán được 250.000 USD (4,5 tỉ đồng) sau khi được xử lý theo tiêu chuẩn y tế! Chuyện khó tin này đang diễn ra âm thầm trong ngành y tế các nước

Ngày 5-8-2004, kỹ sư về hưu Anatoli Kortchakqua đời ở Kiev, thủ đô nước Ukraine. Hai giờ sáng, thi thể của ông được chở đến Viện Pháp ythành phố. Cùng lúc, Lena Krat, con gái của Kortchak, nhận được một cú điện thoại yêu cầu chịđến viện “có chuyện cần”.

Đó là lần đầu tiên chị Lena cóngười thân qua đời. Chị kể lại: “Tôi đang ở trong tâm trạng bối rối đến mức không thể suy nghĩ một cách chín chắn”. Tiếp chị Lena tại viện là một người đàn ông mặc áo choàng xanh, đồng phục của Viện Pháp y Ukraine. Hắn tự xưng là nhân viên của một công ty hợp tác với viện.Hắn nói huyên thuyên về chuyện cấy ghép da.

Thoạt đầu chị Lena thoái thác: “Hãy để tôi yên. Tôi chẳng hiểu và cũng chẳng muốn nghe gì hết”. Gã đàn ông không buông tha cho con mồi. Hắn đặt vào tay chị Lena một tờ giấy cam kết. “Nếu chị cho phép lấy da trên thi thể cha chị thìsẽ cứu được nhiều trẻ em bị phỏng da”. Hắn đã đánh trúng vào điểm yếu nhất của chị.

Lena Krat có hai đứa con nhỏ. Động lòng trắc ẩn chị ký vào tờ cam kết không cần suy nghĩ. “Tôi như bị họ thôi miên” – chị nhớ lại. Sự thật mà lúc đó chị không hề biết là công ty Ukraine đó lấy da để bán cho Công ty Tutogen Medical GmbH (TMG) ở Đức. Sau đó công ty này bán lại trên thị trường Mỹ với giá rất cao.

Người ta không chỉ lấy da trên thi thể người chết mà còn lấy nhiều thứ khác như gân gót chân, xương, xương sụn... “Chuyện này thật kinh khủng. Nếu biết người ta lấy nhiều thứ như thế tôi sẽ không bao giờ ký” – chị Lena thẫn thờ nói sau khi biết rõ chuyện.

Tẩy mỡ, đóng gói xuất khẩu xương

Đó chỉ là một phần củacâu chuyện diễn ra âm thầm hằng ngày của một ngành công nghiệp y tế béo bở ít được biết tới: Sản xuất “bộ phận thay thế” từ thi thể những người chết. Đó là xương, sụn, gân gót chân, da, giác mạc, van tim, màng tim ngoài... những thứ mà giới chuyên môn gọi ngắn gọn là “mô”.

Công ty TMGquan tâm nhiều nhất đến xương và gân vì đó là sản phẩm chính của công ty. Sau khi lấy ra khỏi thi thể người chết, xương được chùi rửa, tẩy mỡ, cưa hoặc tiện theo yêu cầu về kích cỡ, khử trùngvàđóng gói thành phẩm trước khi đem bán khắp thế giới. Theo tuần báo Đức Der Spiegel, có hơn 40 nước lấy hàng của TMG. Với một cái toa bác sĩ,người ta cũng có thể mua qua mạng internet các sản phẩm hoàn chỉnh của TMG.


Sản phẩm củaCông ty Tutogen Medical GmbHẢnh: AP

Thị trường tiêu thụ những sản phẩm kể trên ởMỹ được coi là lớn nhất, đơn giản vì có nhiều người giàu có hơn các nước. Nếu tại Đức – cũng là một nước phát triển giàu có nhất nhì ở châu Âu – chỉ có khoảng 30.000 ca mổ ghép xương với mô người chết mỗi năm, phần lớn là ghép xương háng và cột sống lưng thì tại Mỹ, theoHiệp hội Các nhà phẫu thuật chỉnh hình Mỹ, có hơn1 triệu ca ghép xương cần mô xương người chết. Điều này cũng có nghĩa là khối tiền được bỏ ra làm giàu cho các bệnh viện và công ty kinh doanh môngười chết.

Vẫn theo hiệp hội kể trên, sau khi được phân ra nhiều mảnh và xử lý công nghiệp, một thi thể người chết có thể bán được tổng cộng 250.000 USD! Nữ nhà báo Đức Martina Keller, tác giả quyển Tháo lấy bộ phận thay thế: Xác người như một tài nguyên, cho biết tại Mỹ, doanh số mua bán mô người chết rất lớn,không dưới 1 tỉ USD/năm.

Có nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Các sản phẩm xương chế biến từ thi thể người chết có cần thiết cho y khoa hay không? Những sản phẩm đặc biệt kể trên - cũng gọi là nguyên liệu - có nguồn gốc hợp pháp hay không?Và có nên phân ra từng mảnh thi thể người chết để thực hiện những ca giải phẫu thẩm mỹ?

Giải phẫu thẩm mỹ với mô người chết

Mỗi câu hỏi, ở mỗi nước, có câu trả lời khác nhau. Về câu hỏi đầu tiên, ông Klaus-Peter Gunther, Chủ tịch Hội Chỉnh hình và giải phẫu chỉnh hình Đức, cho rằng việc sử dụng xương người chết không phải là “sự lựa chọnđầu tiên” khigiải phẫu.

Ông giải thích: “Theo chúng tôi, tiêu chí số một là lấy các mô từ chính bệnh nhân”. Chỉ khi nào chưa đủ, mới chọn các giải pháp khác như xương động vật hay xương nhân tạo làm bằng gốm chẳng hạn. Nếu tất cả các giải pháp vừa kể cũng thiếu mớidùng xương người và cũng không nhất thiết là xương người chết. Chẳng hạn như mảnh xương các bệnh nhân thay khớp xương háng nhân tạo. Ông Gunther nhấn mạnh: “Điều đó giải thích tại sao hiện nay chúng tôi chưa cần đến xương người chết, dù là xương hiến tặng”.

Tuy nhiên, ở Mỹ, các bác sĩ không e dè như các đồng nghiệp Đức. Họ thường sử dụng các mô người chết để thực hiện những ca mổ cột sống hoặc những ca mổ thẩm mỹ. Họ cũng thường dùng những phân tử da người chết nghiền thành bột để bơm môi cho giống môi Angelina Jolie hoặc xóa các vết nhăn trên mặt.

Có cần phải phân ra từng mảnh thi thể con người dể dùng trong các ca phẫu thuật thẩm mỹ hay không? Nhà chính trị học Đức Ingrid Schneider hoàn toàn chống lại việc này. Với tư cách là thành viên của ủy ban điều tra luật pháp và y đức hiện đại và một người từng theo dõi việc khai thác vật liệu cơ thể con người 15 năm nay, bà Schneider cho rằng cơ thể con người không phải là nguyên liệu có thể buôn bán một cách tùy tiện.

Thực tế cho thấy nhiều người từ chối hiến xác người thân dù cho nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học cũng vì sự tùy tiện đó.

Bà Schneider cho rằng chỉ nên sử dụng mô người chết trong những trường hợp tối cần thiết về mặt y học. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng quyết định như vậy và lên án mọi hình thức mua bán mô người chết vì lợi nhuận đơn thuần.

(Theo THẢO HƯƠNG // Nguoilaodong Online)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • X-Net - Dụng cụ bắt giữ ôtô bằng lưới
  • Canada: Hãng sản xuất nôi Stork Craft bị kiện
  • Bồi thường khổng lồ cho người chết vì thi uống nước
  • Con gái TNS Mỹ John Kerry bị bắt
  • Ý: Vợ thủ tướng đòi 65 triệu USD để ly dị
  • Các Tổng thống châu Phi được Pháp che chở
  • Nữ bị cáo duy nhất của ICTY
  • Một án lệnh chưa từng có
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%