Ông Oreste Vigorito, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng gió quốc gia Ý, bị bắt và buộc tội gian lận vào năm 2009. Ảnh: WINDTASKFORCE.ORG
Cách làm tiền dễ dàng
Báo New York Daily (Mỹ) cho biết Liên hiệp châu Âu (EU) đã tài trợ 6 tỉ euro cho các dự án năng lượng tái tạo trong giai đoạn 13 năm, sẽ kết thúc vào năm 2013. Bọn tội phạm đã nhìn thấy cơ hội bòn rút tiền từ nguồn tài trợ hàng tỉ euro này của EU.
Ông Jason Wright nhấn mạnh các tổ chức tội phạm có liên hệ với mafia Ý nằm trong số kẻ thâm nhập vào ngành công nghiệp nói trên. Theo ông, bọn tội phạm tăng cường đầu tư vào ngành công nghiệp này với mục đích vừa để nhận được một số tiền tài trợ vừa để rửa tiền từ mua bán ma túy và các hoạt động khác.
Cũng theo ông Wright, Tổ chức Kroll thay mặt các ngân hàng lớn và các nhà đầu tư tiềm năng khác đặc biệt chú ý vào các dự án năng lượng tái tạo này. Kroll nhận thấy kể từ năm 2007 đến nay, số trường hợp liên quan đến gian lận và tham nhũng trong lĩnh vực năng lượng gió đã tăng mạnh. Những trường hợp này chủ yếu xảy ra ở Ý, Tây Ban Nha nhưng cũng có ởBulgaria,Romaniavà các nước khác ở Trung - Đông Âu.
Ông Wright nhấn mạnh: “Triển khai điện gió là cách làm ra tiền rất hiệu quả nhờ vào nguồn tài trợ. Đồng thời, đó cũng là cách rửa tiền tuyệt vời”. Theo ông, ngành công nghiệp gió dễ bị lợi dụng bởi vì các dự án thường xoay quanh sự bảo trợ của các giới chức địa phương, những người cấp giấy phép và quyền sử dụng đất công.
Gian lận và tham nhũng
Ở Ý, cảnh sát đã tiến hành ít nhất 3 chiến dịch nhắm vào ngành công nghiệp năng lượng gió của nước này. Trong đó, một chiến dịch được đặt tên “Cuốn theo chiều gió”. Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng gió quốc gia Ý Oreste Vigorito, đã bị bắt năm 2009 và bị buộc tội gian lận.
Tại nước này, ngành công nghiệp trên tăng trưởng ở Sicily và miền Nam nhanh hơn so với các khu vực phía Bắc. Năm 2009, 8 người đã bị bắt ở Trapani, phía Tây Sicily và ở Salerno, phía Tây Bắc khu vực này, sau khi các quan tòa địa phương tiến hành điều tra một chuỗi dự án năng lượng gió. Cảnh sát ởTrapanicũng xác nhận rằng các giới chức đã được hối lộ để họ tích cực khuyến khích thành phố này đầu tư vào các cánh đồng gió trị giá hàng trăm triệu euro.
Trường hợp khác, ở quần đảo Canary (Tây Ban Nha), 5 giới chức địa phương, một thị trưởng và 2 chuyên viên thiết kế đã bị buộc tội nhận hối lộ và tham ô. Ngoài ra, một người ở Corse (Pháp) liên quan đến vụ biển thủ hơn 1,5 triệu euro tiền tài trợ của EU cho các dự án năng lượng gió.
Theo điều tra của Tổ chức Kroll, khoảng 50% vụ án năng lượng tái tạo ở Madrid (Tây Ban Nha) và Milan (Ý) cho thấy có chứng cứ về gian lận hoặc tham nhũng.
“Chúa tể gió” Theo hãng tin AFP, cảnh sát Ý đã tịch thu tài sản trị giá 1,5 tỉ euro của doanh nhân Vito Nicastri ở Sicily, nổi tiếng với biệt danh “Chúa tể gió”, vào ngày 14-9 vừa qua. Số tài sản này bao gồm 43 công ty năng lượng gió và mặt trời cùng với hàng trăm cơ ngơi, bao gồm những ngôi biệt thự sang trọng có hồ bơi ở Trapani, nhiều ô tô, một du thuyền và nhiều tài khoản ngân hàng. |