Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ công khai phong bì biếu bác sĩ

Nghiêm cấm biếu xén bác sĩ bằng quà cáp, tiệc tùng, đi du lịch.
 



Trụ sở hãng dược phẩm Merck & Co ở Mỹ.

Ngày 19-10, hãng sản xuất dược phẩm nổi tiếng thế giới Merck & Co đã công bố danh tính các bác sĩ nhận tiền tham gia thuyết trình trong các buổi hội thảo chuyên đề do Merck & Co tài trợ.

1.078 bác sĩ nhận phong bì

Theo công bố, từ tháng 6 đến tháng 9, hãng Merck & Co đã chi 3,7 triệu USD trả thù lao cho 1.078 bác sĩ tham gia 2.493 buổi hội thảo. Tính trung bình mỗi bác sĩ nhận 1.548 USD cho một buổi thuyết trình. Trong danh sách có khoảng 10 bác sĩ nhận hơn 10.000 USD và một bác sĩ nhận tới 22.693 USD.

Tiến sĩ Richard Pasternak, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khoa học của hãng Merck & Co, cho biết các chương trình tài trợ của hãng đều nhằm phục vụ chiến lược cải thiện dịch vụ chăm sóc y tế. Nhiều chương trình được tổ chức để giới thiệu công trình nghiên cứu mới hay đưa ra giải pháp điều trị cho một căn bệnh đặc biệt nào đó.

Theo tiến sĩ, do có nhiều đồn đại ngành công nghiệp dược phẩm đang “cầm tay” bác sĩ kê toa cho bệnh nhân, do đó hãng Merck & Co phải làm sáng tỏ.

Đây là lần đầu tiên hãng dược phẩm Merck & Co công bố tên bác sĩ nhận tiền và là hãng dược phẩm thứ hai tại Mỹ sau Eli Lilly & Co lên kế hoạch cập nhật thường xuyên loại chi phí này.

Cuối tháng 7, hãng Eli Lilly & Co đã công bố bản kê chi tiết tiền công trả cho bác sĩ tham gia nói chuyện chuyên đề và có công lao đóng góp cho công ty. Các hãng khác như Pfizer Inc. và Glaxo SmithKline PLC cam kết sẽ làm như hãng Merck & Co.

Trong khi đó, hai thượng nghị sĩ Charles Grassley và Herbert Kohl đã bảo trợ soạn thảo dự luật buộc các công ty dược phẩm và trang thiết bị y tế phải đưa lên trang web của chính phủ tất tần tật tiền trả cho bác sĩ. Công ty vi phạm sẽ bị phạt tiền tới một triệu USD.

Không quảng bá không tài trợ

Đầu năm nay, ngành công nghiệp dược phẩm Mỹ đã ban hành bộ nguyên tắc ứng xử nghiêm cấm biếu xén bác sĩ dưới các hình thức quà cáp, tiệc tùng thịnh soạn, du lịch đắt tiền.

Nhà tài trợ hội thảo cũng chỉ được tổ chức bữa cơm vừa phải cùng các khoản tiền trả công hợp lý nhằm bù đắp công sức, thời gian và chi phí đi lại cho bác sĩ tham gia hội thảo.

Hiện nay, hầu hết các trường đại học và bệnh viện tại Mỹ đang xem xét ban hành văn bản riêng quy định khoản thu nào bác sĩ được phép nhận và tất cả đều được công khai.

Tuy nhiên, trong dư luận vẫn còn nhiều ý kiến hoài nghi. Tiến sĩ Steven Nissen, Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Cleveland, nhận xét chắc chắn các công ty dược sẽ chẳng đời nào bỏ tiền tài trợ nếu như không hưởng lợi từ hội thảo.

Tiến sĩ James Kemp, nguyên Chủ tịch Viện Nghiên cứu về dị ứng, hen suyễn và miễn dịch học Mỹ, từng 11 lần dự hội thảo do hãng Merck & Co tổ chức. Ông thừa nhận vẫn thường sử dụng tài liệu, bản trình chiếu do nhà tài trợ cung cấp, trong đó có giới thiệu thuốc do nhà tài trợ sản xuất.

Tiến sĩ Robert Califf, Hiệu trưởng danh dự Viện Nghiên cứu Bệnh viện Duke, cho biết trong hội thảo, các công ty dược phẩm thường gây ảnh hưởng lên các bài thuyết trình bằng cách đề đề nghị cái gì nên nói và cái gì không nên nói. Đối tượng bị tác động nhiều nhất là các bác sĩ trẻ.

 

(Theo MINH NHỰT (Pháp Luật TPHCM/nld)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • Hàn Quốc: Bắt cựu Thiếu tướng vì làm rò rỉ bí mật
  • Gã đồ tể vùng Bu-ta-rê
  • Ấn Độ: Sản xuất sữa từ… chất tẩy rửa và phân urea
  • LHQ kêu gọi thế giới chống buôn bán dược phẩm giả
  • Mỹ: Bắt nghi can mưu sát chính khách
  • Hàn Quốc kiểm tra tài sản của 2.000 quan chức
  • Căng thẳng chuyện màng trinh “made in China”
  • Một thành viên của hội đồng thành phố ở Pháp bị bắt vì tội buôn người
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%