Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nạn bắt cóc, tống tiền ở Côlômbia: Những hệ lụy “ăn theo”

Nhậm chức từ tháng 8-2002, Tổng thống Côlômbia Alvarô Uribe đã đẩy mạnh chiến dịch truy quét lực lượng chống đối và bọn bắt cóc tống tiền tại nước này. Tuy nhiên tình hình xem ra chưa được cải thiện, gây mối lo ngại cho người dân Côlômbia, đặc biệt với những người giàu khi ra khỏi nhà.

Một buổi tối mát dịu năm 1999, Pedro Gomez, chủ đồn điền giàu có người Côlômbia, trên đường từ nơi làm việc về nhà, bỗng 4 kẻ lạ mặt mặc đồng phục cảnh sát đi mô tô ra hiệu cho ông dừng xe. Trong lúc ông lục tìm giấy tờ tùy thân, 2 tên đã vào trong xe, gí súng vào đầu chủ nhân rồi lái xe đưa nạn nhân về vùng cao nguyên. Sau đó, Gomez phải trải qua một năm bị giam cầm cùng vài chục người bị bắt cóc khác trong một trại nuôi gia súc. Nhiều lần ông đã định tự vẫn; nhưng nghĩ đến gia đình, ông lại từ bỏ ý định đó. Mọi việc chỉ kết thúc sau khi gia đình ông nộp đủ 900 nghìn USD tiền chuộc cho những kẻ bắt cóc.

Đã nhiều năm trôi qua nhưng mỗi khi nhớ lại, Gomez vẫn còn rùng mình. Ông vẫn chưa dám mạo hiểm rời xa ngôi nhà của mình. Hiện ngôi nhà của ông được trang bị đủ loại thiết bị bảo vệ và camera theo dõi. Những chuyến đi chơi công viên của ông nay được thực hiện với một chiếc ô tô bọc thép, áo giáp chống đạn cùng vệ sĩ có trang bị súng tiểu liên tự động. Đã nhiều tháng nay, Gomez không dám đi thăm các đồn điền ở ngoại vi thủ đô Bôgôta của ông vì sợ lại bị bắt cóc. "Tôi cảm thấy mình như một con vật bị nhốt trong lồng vậy. Tôi không thể đi xem phim, đi dạo, hay thậm chí đến thăm một người bạn" - ông nói.

Đây là một trong những ví dụ về mức độ nguy hiểm và nỗi sợ hãi mà nạn bắt cóc, tống tiền đã và đang gieo rắc cho nhiều người, đặc biệt là những người giàu có ở Côlômbia. Là đất nước bị đắm chìm trong cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ, tình trạng bất ổn với những cuộc giao tranh liên miên giữa quân đội chính phủ với những nhóm vũ trang bất hợp pháp và giữa các nhóm này với nhau là nguyên nhân biến đất nước Nam Mỹ này thành mảnh đất màu mỡ của nạn bắt cóc, tống tiền.

Thời gian qua, đã có 3.700 người, chủ yếu là những người giàu có trở thành nạn nhân của nạn bắt cóc, tống tiền tại Côlômbia, lập một kỷ lục thế giới trong lĩnh vực bắt cóc, tống tiền ở một quốc gia với tổng trị giá tiền chuộc lên tới 420 triệu USD/năm. Mặc dù trong số nạn nhân trên có cả những chủ hiệu buôn và một số người thuộc tầng lớp trung lưu, nhưng con mồi chính của các nhóm bắt cóc có tổ chức ở quốc gia Nam Mỹ này chủ yếu là những người thuộc tầng lớp giàu có. Như một ngành kinh doanh lợi nhuận cao, bắt cóc con tin ở Côlômbia được tổ chức chặt chẽ và sử dụng những công nghệ mới nhất. Nạn bắt cóc, tống tiền cũng đã tạo ra cho đất nước này một ngành công nghiệp bảo vệ an ninh có trị giá nhiều triệu USD với những chiếc xe ô tô bọc thép chống đạn, những khóa huấn luyện lái xe tốc độ cao, những vệ sĩ và kỹ thuật giám sát 24/24 giờ.

Khu vực phía Bắc thủ đô Bôgôta, nơi tập trung nhiều người giàu và nổi tiếng của Côlômbia, hiện là mảnh đất làm ăn thịnh vượng của ngành công nghiệp bảo vệ an ninh cho những người giàu có với 240 công ty tư nhân và đội ngũ nhân viên lên tới 45 nghìn người.

(Theo Vũ Anh Tuấn // Hanoimoi Onlie // Newsweek, wikipedia)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • Ấn Độ: Tịch thu bột mì độc xuất xứ từ Úc
  • Elan Microelectronics kiện Apple vi phạm bản quyền
  • Thống đốc tiếp tay cho maphia
  • Đánh giá kết quả trưng cầu ý dân ở Australia
  • Trung Quốc: Bắt thủ phạm bơm chất độc vào bánh bao
  • Nhật: Bắt 4 người Việt chuyển tiền trái phép về Việt Nam
  • Nga: Giải cứu 30 lao động Việt Nam
  • Triệt phá tội phạm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%