Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng phá sản Washington Mutual kiện lại chính quyền Mỹ

Cho đến nay, việc WaMu với số tài sản trị giá 307 tỷ USD bị đổ vỡ được cho là đau thương lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ.

Một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ - Washington Mutual Inc (WaMu) - vừa khởi kiện chính quyền liên quan đến sự sụp đổ của mình.

 

 WaMu đã không trụ nổi với sức nặng của những khoản nợ xấu kếch sù liên quan đến thị trường cho vay thế chấp. Đây là vụ phá sản ngân hàng thương mại lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ vào thời điểm Chính phủ Mỹ quyết định đóng cửa WaMu và chuyển nhượng lại cho JPMorgan Chase với giá 1,9 tỷ USD.

 

Cụ thể, chính phủ Mỹ mà trực tiếp thực hiện là Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) hôm 25-9-2008 đã phong toả tài sản của WaMu và tuyên bố rằng WaMu đã ở trong tình trạng không an toàn để tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường.

 

Theo chính phủ Mỹ thì việc JPMorgan Chase mua lại phần lớn hoạt động và danh mục cho vay của WaMu đã tránh cho FDIC khỏi phải trả một cái giá đắt là mất sạch khoản quỹ bảo hiểm tiền gửi của các nhân lên trong các ngân hàng Mỹ lên tới 100.000 USD.

 

Tuy vậy, trong đơn kiện đệ lên Toà án liên bang ngày 20-3-2009, Washington Mutual khẳng định chính quyền Mỹ, mà trực tiếp thực hiện là FDIC, đã vi phạm quyền lợi của WaMu khi bán lại tài sản của ngân hàng cho JPMorgan Chase với giá quá thấp so với thực tế.

 

Theo luật sư của Washington Mutual thì giá trị của ngân hàng này phải lớn hơn rất nhiều so với khoản tiền 1,9 tỷ USD mà JPMorgan Chase bỏ ra mua lại dưới sự “đạo diễn” của FDIC.

 

Trước khi FDIC thông báo chính thức về sự chuyển nhượng này, Washington Mutual có giá là 2,9 tỷ USD trên thị trường chứng khoán dù đã chịu một khoản thua lỗ 90% trong năm.

 

Các quan chức của FDIC chưa có phản ứng nào sau vụ việc bị kiện này. JPMorgan cũng chưa có phản ứng chính thức song cách đây ít lâu liên quan tới vụ việc mua lại nói trên, Giám đốc Điều hành Jamie Dimon của JPMorgan đã khẳng định, Ngân hàng JPMorgan ủng hộ những việc Chính phủ Mỹ đang làm.

 

WaMu được thành lập từ năm 1889, có tổng tài sản trị giá 307 tỉ USD, là ngân hàng tiết kiệm lớn nhất ở Mỹ. WaMu đã lâm vào tình trạng thua lỗ nặng nề một phần do các khoản nợ xấu liên quan tới cho vay cầm cố địa ốc, phần khác do sự tháo chạy của các khách hàng gửi tiết kiệm.

 

Giá cổ phiếu ngân hàng này giảm 95% trong vòng 1 năm và chỉ còn 0,45USD/cổ phiếu vào thời điểm bị tiếp quản.

 

Ngân hàng WaMu có trụ sở chính tại thành phố Seattle, bang Washington, với khoảng 2.300 chi nhánh tại 15 bang.

 

Với sự sụp đổ đó, WaMu trở thành ngân hàng sụp đổ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Vụ sụp đổ của WaMu diễn ra cùng đợt với cơn suy thoái của các đại gia cùng ngành ngân hàng như Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers, Merrill Lynch, AIG...

 

Cho đến nay, việc WaMu với số tài sản trị giá 307 tỷ USD bị đổ vỡ được cho là đau thương lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ, lớn hơn nhiều so với nỗi đau trải qua hồi năm 1984, khi ngân hàng Continental Illinois Bank, với số tài sản trị giá 40 tỷ USD (67,7 tỷ USD tính theo thời giá hiện nay) bị phá sản.  

(Theo VNN)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • Trung Quốc xử vụ lừa đảo đa cấp lớn nhất
  • Tranh chấp pháp lý Mỹ - Thụy Sĩ
  • Trung Quốc bắt một tổng giám đốc công ty nhà nước
  • Trung Quốc trừng phạt những kẻ làm giả tiền
  • “Ông trùm” Tập đoàn sữa Parmalat (Italia) lãnh 10 năm tù
  • Cáo buộc hối lộ liên quan giải Nobel
  • Vụ scandal tham nhũng tại Illinois, Mỹ: Trở ngại pháp ly
  • Ký trình tự xét xử vụ lừa đảo của ông Madoff để bảo vệ các nạn nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%