Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tập đoàn sản xuất vũ khí BAE của Anh: Phía sau những thương vụ mờ ám

Cơ quan Chống gian lận nghiêm trọng Anh (SFO) vừa cho biết, họ đang bắt đầu điều tra vụ tham nhũng có tổ chức được cho là nghiêm trọng nhất trong lịch sử tư pháp Anh liên quan đến BAE, người khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất vũ khí của nước này và thế giới. SFO cáo buộc BAE đã có hành vi hối lộ để giành được các hợp đồng bán vũ khí cho một số quốc gia Đông Âu và châu Phi, hai trong số các thương vụ được chú ý nhất trong thời gian gần đây là tại Nam Phi và Tan-da-ni-a.

Năm 1999, Chính phủ Nam Phi thông báo một thỏa thuận vũ khí lớn nhất từ trước tới nay với việc ký kết các hợp đồng có tổng trị giá khoảng 4 tỷ USD để hiện đại hóa lực lượng quốc phòng. BAE được chỉ định là nhà cung cấp bên cạnh một số công ty khác từ Đức, I-ta-li-a, Thụy Điển, Pháp và Nam Phi. Quyết định giành hàng tỷ đô la để mua các máy bay chiến đấu, tàu ngầm và tàu chiến của Pri-tô-ri-a đã gây tranh cãi kịch liệt tại một quốc gia mà hàng triệu người vẫn đang sống trong nghèo đói. Những người chỉ trích thỏa thuận cho rằng không có mối đe dọa thực sự nào đối với chủ quyền của Nam Phi để nước này phải bỏ ra nhiều tiền đến thế nhằm tăng cường khả năng quân sự.

Tuy nhiên, thương vụ vẫn được thực hiện. Sau đó gần 10 năm, vào năm 2007 và 2008, báo chí đưa tin BAE đã lập một quỹ đen trị giá khoảng 200 triệu USD để "lót tay" các chính trị gia Nam Phi nhằm giành được hợp đồng béo bở này. Tờ Mail và Guardian của Nam Phi đã cáo buộc BAE đã gây ảnh hưởng để thúc đẩy việc thực hiện thỏa thuận, trong đó tiền hối lộ được sử dụng nhằm thuyết phục Pri-tô-ri-a mua máy bay Hawk của Anh thay vì một loại máy bay khác có giá rẻ hơn của I-ta-li-a.

Sau Nam Phi, năm 2001, Tan-da-ni-a, một trong những nước nghèo nhất thế giới đã bất ngờ quyết định mua hệ thống kiểm soát không lưu quân sự từ BAE, trong khi quốc gia này không có máy bay chiến đấu và chỉ cần hệ thống kiểm soát dân sự nhằm phát triển công nghiệp hàng không phục vụ du lịch. Cle Sót, Bộ trưởng Phát triển quốc tế (Anh) lúc bấy giờ cho biết, bà thực sự ngạc nhiên bởi động thái này và khẳng định rằng đây chắc chắn là một thỏa thuận tham nhũng song không thể ngăn chặn vụ việc cho dù đã chuyển thông tin tới những cơ quan chức năng cao nhất của Chính phủ Anh.

Cũng trong năm 2001, bà Sót đã đồng ý phê chuẩn gói viện trợ trị giá khoảng 70 triệu USD cho Tan-da-ni-a để giúp tăng số trẻ em nước này được đi học. Tuy nhiên, bà cho rằng gần như hầu hết số tiền trên đã được "trưng dụng" cho thỏa thuận về hệ thống kiểm soát không lưu.

Vào tháng 1-2007, những quan ngại của bà Sót đã dường như được khẳng định khi khoản tiền khoảng 12 triệu USD đã được chuyển vào tài khoản của một người môi giới có liên quan đến hợp đồng ở Tan-da-ni-a tại một ngân hàng ở Thụy Sĩ từ công ty con của BAE là Red Diamond. Khoản tiền này xấp xỉ 1/3 giá trị của hợp đồng và người trung gian kia được cho là một đặc vụ. Tuy nhiên, BAE đã từ chối thảo luận về vấn đề.

Trong suốt 8 năm, Noóc-man Lem, một nghị sĩ của đảng Dân chủ Tự do tại Bắc No-phóc, cựu phát ngôn viên của đảng về phát triển quốc tế đã điều tra về thỏa thuận mà ông gọi là "không thể biện hộ về đạo đức". Ông cho rằng, SFO cần có hành động quyết định để bảo đảm rằng văn hóa này không còn được chấp nhận.

Trên thực tế, những cáo buộc liên quan đến việc BAE giành các hợp đồng cung cấp vũ khí thông qua hối lộ không còn là mới mẻ. Trước đó, vào năm 2004, tập đoàn này đã bị điều tra trong thương vụ bán hơn 100 máy bay chiến đấu cho Ả-rập Xê-út vào năm 1985, trong đó BAE bị cho là đã đút lót một số thành viên của hoàng gia nước này và người trung gian để đổi lấy các hợp đồng có lợi. Việc điều tra đã được Thủ tướng Anh lúc bấy giờ, Tô-ni Ble quyết định ngừng lại vào 2 năm sau do những áp lực từ Anh và Ả-rập Xê-út. Trong khi đó, BAE khẳng định đã không làm gì sai trái.

Là tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất của Anh, châu Âu và sản xuất vũ khí lớn thứ hai thế giới, BAE chuyên cung cấp các thiết bị quân sự từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu, xe tăng đến ra-đa, thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí dẫn đường... Tập đoàn được thành lập năm 1999 sau vụ sáp nhập trị giá khoảng 15 tỷ USD giữa British Aerospace and GEC Marconi. BAE có khoảng 105.000 nhân viên trên khắp thế giới, riêng tại Anh là 32.000 người và có khách hàng tại hơn 100 nước. Với doanh thu hằng năm vào khoảng vài chục tỷ USD, tập đoàn này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế Anh và được xem là một trong những "đứa con được cưng chiều" của Số 10 phố Đao-ninh.

(Theo Minh Nhật // Hanoimoi Online)

  • Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài
  • Kinh hãi công nghệ nhuộm màu cho... tôm khô
  • Những “ông trùm” séc và tiền giả
  • “Trùm” túi xách giả Trung Quốc lĩnh án nặng bất thường
  • Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc?
  • Thuốc Tamiflu giả tràn ngập Internet
  • Nokia yêu cầu Apple bồi thường 400 triệu USD vì iPhone
  • Mafia đánh đắm tàu chở rác thải hạt nhân?
  • Tổng thống Serbia bị phạt vì... uống rượu
  • Câu chuyện chống tham nhũng
  • Tiết lộ bí mật, nhà khoa học Mỹ bị bắt
  • “ Vua cocain” Don Diego lãnh 45 năm tù
  • Khi nữ giới lạm dụng tình dục trẻ em
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%