Tòa án chống tham nhũng Indonesia vừa kết án tù sui gia của Tổng thống Yudhoyono và nhiều quan chức ngân hàng tham nhũng có nguy cơ bị xóa sổ nếu đến ngày 19-12, quốc hội chưa thông qua Luật Tòa án chống tham nhũng theo yêu cầu của tòa án hiến pháp
Tòa án chống tham nhũng (ACC)
Nhưng ACC có quyền lực đáng nể: nghe trộm điện thoại, khám nhà không cần lệnh, bắt người theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”. Đó là tòa án đáng sợ nhất đối với các quan tham trong bộ máy chính quyền
Hiệu suất 100%
Xử theo cáo trạng của Ủy ban bài trừ tham nhũng (KPK), hiệu suất của ACC đạt 100%, không một bị cáo nào thoát khỏi án tù. Bản án trung bình dành cho 90% bị cáo là 4 năm tù (số liệu của ICW, một tổ chức theo dõi tham nhũng
Hiệu suất này hoàn toàn vượt trội so với các tòa án công truyền thống trong những vụ xử án tham nhũng. Hệ thống tòa án công càng ngày càng tỏ ra “khoan dung” hơn nhiều.
Chỉ tính riêng năm 2008, có đến 62% bị cáo tham nhũng được trắng án, tăng 5% so với năm 2007 và 30,5% so với năm 2006! Nói chung, các bản án, nếu có, cũng nhẹ nhàng, trung bình dưới 6 tháng, theo ICW. Vì vậy, người dân không còn tin tưởng ở hệ thống tòa án công trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng vốn mang nhiều tai tiếng cho
Theo chỉ số Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu (GCB) 2009 dựa theo ý kiến người dân bình thường của tổ chức Minh bạch Quốc tế (IT),
So với các nước và vùng lãnh thổ châu Á,
Xử án tham nhũng hiệu quả hơn tòa án công là lý do để ACC ra đời với cơ cấu thẩm phán khác tòa án công. ACC có 5 vị thẩm phán thì có đến ba vị đặc biệt.
Gọi là đặc biệt vì họ được chọn trong giới ngoài hệ thống tòa án, thường là học giả và ngành nghề khác. Trong một đất nước mà bộ máy tư pháp được coi là tham nhũng nhất nước, những thẩm phán “ngoại đạo” được đánh giá là có tinh thần độc lập hơn.
Ngày 19-6, nhiều tổ chức chống tham nhũng biểu tình trước hạ viện yêu cầu thông qua ngay dự luật ACC
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời Budi Effendi, một công chức ở
Kể từ ngày ra đời, rất nhiều quan chức cao cấp của các chính phủ trước đây nổi tiếng là “bất khả xâm phạm” đã bị ACC kết án tù. ACC đã từng tống vào nhà tù 9 nghị sĩ quốc hội, 1 cựu cảnh sát trưởng, 3 đại sứ, 7 quản trị viên cao cấp ngân hàng trung ương (ICB), trong đó có cựu thống đốc Burhanuddin Abdullah và 4 phó thống đốc. Đó là chưa kể nhiều quan chức chính quyền cấp trung ương và cấp tỉnh, nhiều doanh nhân đưa hối lộ.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Asia Sentinel, tuần qua, Haryano Umar, Phó Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng (KPK), cho biết sẽ chuyển cáo trạng của 15 hạ nghị sĩ sang ACC trong thời gian tới, trong đó có 3 vị tình nghi nhận hối lộ để “chạy ghế” phó thống đốc ICB mới.
Hạ viện chần chừ
Tiết lộ nói trên đã làm 560 thành viên hạ viện nóng mặt, nhất là 51 ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân hàng hạ viện dính líu đến vụ án tham nhũng của chi nhánh BLBI (Quỹ Hỗ trợ tiền mặt) của ICB khiến thống đốc và 4 phó thống đốc (trong đó có ông sui của tổng thống SBY) đi tù.
Do đó, họ không vội gì mà thông qua dự luật ACC trước ngày 19-12 này theo quy định của tòa án hiến pháp năm 2006. Thậm chí, một vài vị còn muốn dẹp luôn ACC bởi nếu không sẽ còn nhiều hạ nghị sĩ bị ACC xử tù. Tuy nhiên, không ai dại gì nói ra điều đó.
Giải thích lý do hạ viện chưa thể biểu quyết dự luật ACC, trên nhật báo Jakarta Globe, bà Dewi Asmara, chủ nhiệm Ủy ban Đặc biệt hạ viện chủ trì việc thảo luận dự luật ACC, cho biết việc thảo luận đang gặp trở ngại vì hạ viện và chính phủ cần phải bảo đảm luật ACC không mâu thuẫn với các bộ luật hiện hành.
Bà nói: “Vấn đề ở đây là luật có tính khả thi hay không”. Trong khi đó, một vài nghị sĩ cho rằng có cần thiết hay không thể chế hóa tòa án ACC trong khi hệ thống tòa án công vẫn đủ sức xử những vụ tham nhũng.
Một lý do khác mà hạ viện có thể viện dẫn để trì hoãn việc thông qua dự luật ACC: Ngày 3-7 tới, hạ viện làm việc phiên cuối cùng trước khi mãn nhiệm kỳ. Có đến 39 dự luật thuộc diện ưu tiên một hạ viện chưa thông qua, do đó hai dự luật về ACC và về bí mật quốc gia khó có thể được thông qua vì “không cấp bách bằng”.
Nói chung, những người có tâm huyết chống tham nhũng sợ rằng hạ viện, vốn dính líu đến nhiều vụ tham nhũng, sẽ tìm mọi cách trì hoãn cuộc biểu quyết dự luật ACC vì lợi ích của họ. Teguh Hariyanto, thẩm phán ACC, nhận định: “Cũng giống như nhiều người, tôi cho rằng dự luật ACC sẽ không được thông qua trước thời hạn 19-12. Bởi nếu làm như vậy, hạ viện tự đào mồ chôn mình”.
Ngay cả trong trường hợp đó, Tổng thống SBY vẫn có thể cứu vãn tình thế bằng cách ban hành một sắc lệnh thay luật. Theo Reuters, ông SBY từng tuyên bố ông sẽ ban hành sắc lệnh của tổng thống nhằm bảo đảm ACC có cơ sở pháp lý để tiếp tục hoạt động nếu hạ viện không thông qua dự luật ACC trước tháng 10 này. Vấn đề đặt ra là ông có tái đắc cử tổng thống vào ngày 8-7 này hay không. Nếu ông thất cử thì có thể ACC cũng đi theo ông. n
Kỳ tới: Ủy ban Chống tham nhũng mất đầu
(Theo Văn Anh // Nguoilaodong Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com