Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cà phê Trung Nguyên có chứa thuốc sốt rét tăng vị đắng?

Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn, trang mạng xã hội đã xuất hiện thông tin gây sốc về chất lượng cà phê Trung Nguyên như cho ký ninh (thuốc chưa sốt rét) để tăng độ đắng, có chất gelatin Trung Quốc để giữ hương vị...
 
Bài viết trôi nổi trên mạng được truyền tay nhiều người chứa những thông tin gây sốc đại loại như "Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả" đã lan truyền đến nhiều người dùng internet gây hoang mang lẫn hồ nghi.

Không dừng ở đó, bài viết này đã tung thông tin Trung Nguyên trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu – bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên Trung Nguyên đã sử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương.

Như để tăng độ tin cậy cho thông tin đưa ra, tác giả bài viết còn dẫn chứng "ký ninh từ lâu đã được dùng gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được sử dụng trong cà phê TN nói riêng và tất cả cơ sở cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin. Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng phụ kèm khác. Uống cà phê, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê".

Trước sự việc này, Trung Nguyên đã ra tuyên bố khẳng định đây là sự cạnh tranh bất chính, vô đạo đức. Tuyên bố do Chủ tịch Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ ký nêu rõ "Trong những ngày qua, trên nhiều diễn đàn, trang mạng xã hội đã xuất hiện những đường link có thông tin xấu về chất lượng cà phê Trung Nguyên, gây dư luận không tốt trong người tiêu dùng, làm ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu Trung Nguyên".

"Về bài báo nói xấu chất lượng cà phê Trung Nguyên: Đây là thông tin thất thiệt đăng trên mộtt website chống phá VN đã được đưa ra vào năm 2009. Bài viết nói xấu chất lượng cà phê Trung Nguyên là một trong nhiều bài viết nói xấu các thương hiêu nổi tiếng có xuất xứ từ VN của một tác giả hải ngoại, nhằm kêu gọi cộng đồng Việt kiều và những người tiêu dùng tại VN tẩy chay các thương hiệu hàng Việt uy tín. Công ty Trung Nguyên đã từng có văn bản chính thức gửi tới cơ quan An ninh về những thông tin này và vụ việc đã được cơ quan an ninh chặn đứng và có kết luận từ năm 2009", tuyên bố của Trung Nguyên khẳng định.
Chủ tịch Trung Nguyên cho rằng "vì mục đích cạnh tranh bất chính, vô đạo đức, lợi dụng sự cả tin của người tiêu dùng và tính chất dễ lan truyền của môi trường mạng, một tổ chức nào đó đã sử dụng lại thông tin này và gieo rắc, lan truyền trên mạng, gây hoang mang trong cộng đồng người tiêu dùng, gây tổn hại tới uy tín của thương hiệu cà phê Trung Nguyên nói riêng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngành cà phê VN nói chung".

Theo Trung Nguyên, việc sử dụng bài báo này có thể chỉ là một trong nhiều hành động có toan tính của những đối thủ cạnh tranh của Trung Nguyên nhằm hạ thấp uy tín thương hiệu cà phê của Trung Nguyên cũng như thương hiệu nông sản VN.

"Về chất lượng sản phẩm cà phê Trung Nguyên: Trước tiên chúng tôi xin khẳng định mọi sản phẩm cà phê Trung Nguyên đều đã được kiểm định và chúng nhận an toàn về chất lượng bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền có liên quan trong lĩnh vực y tế, chất lượng thực phẩm tại VN".

Lãnh đạo Trung Nguyên bảy tỏ "kiên quyết đả phá những xảo thuật kinh doanh không lành mạnh như nói xấu đối thủ, làm giàu không lương thiện dựa trên việc gieo rắc nỗi sợ hãi trong cộng đồng.

Trước những thông tin thất thiệt nêu trên, một  mặt chúng tôi đang làm việc chắt chẽ với cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý vụ việc, mặt khác chúng tôi kêu gọi và trông đợi ở sự tỉnh táo và tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của chúng tôi".

Trên các link truyền tay nhau, có thể thấy thời gian xuất hiện bài viết trên từ năm 2009, 2010. Tuy nhiên, không rõ lý do gì mà đến thời điểm này nó lại được một số người truyền tay nhau đọc làm nhiều người sửng sốt cũng như hồ nghi về độ xác thực của thông tin bởi với nhiều người, thói quen uống cà phê có thương hiệu truyền thống cũng như cà phê vỉa hè là thói quen không thể bỏ.
 
(Theo Infonet)

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cảnh báo vấn nạn thuốc giả
  • Môi trường tại các cơ sở chế biến hải sản ở BR - VT: Báo động đỏ
  • Đừng để miễn cưỡng với công đoàn!
  • Sửa đổi hiến pháp trong “xu thế của thời đại”
  • Sự thật về "mê cung thương hiệu kem Tràng Tiền"
  • Tá hỏa với hàng chục nhãn hiệu kem Tràng Tiền
  • Hà Nội mạnh tay ngăn chặn nhập lậu rượu, thuốc lá
  • Xí muội Trung Quốc cực độc tràn lan ở TP. HCM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%