Dẫn báo cáo của Công ty Nielsen và Tổ đặc quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thực hiện, ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, có tới 47% dược phẩm, mỹ phẩm ở Hà Nội là giả và mỗi ngày có trên 10 bệnh nhân đến khám chữa bệnh do sử dụng hóa mỹ phẩm không rõ xuất xứ.
Tuy nhiên, việc đấu tranh, ngăn chặn chưa đạt hiệu quả cao do "mạnh ai nấy làm" và thiếu sự phối hợp về thông tin, hành lang pháp lý giữa các lực lượng chủ công như Y tế, Quản lý thị trường và Công an.
Đau đầu với “dịch” mỹ phẩm giả
Tại hội thảo phối hợp lực lượng tuyên truyền phòng ngừa kiểm tra, xử lý mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và chất lượng lưu thông trên địa bàn Hà Nội, do Ban Chỉ đạo 127 Hà Nội tổ chức sáng 9/12, ông Vương Trí Dũng cho biết, hiện cả nước có hơn 15.000 loại mỹ phẩm đã đăng ký lưu hành.
Tuy nhiên, số lượng mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ vẫn còn khá khiêm tốn so với mỹ phẩm trôi nổi kém chất lượng và các loại hàng "xịn" có xuất xứ từ Mỹ và châu Âu đang bạt ngàn trên thị trường.
Điển hình là ngày 11/10/2012, Công an phường Cửa Nam phát hiện và bắt giữ 1 xe tải chở 2 tấn mỹ phẩm nhập lậu ước giá trị lên tới 400-500 triệu đồng.
Trước đó, ngày 28/4/2011, đội quản lý thị trường số 1 Hà Nội, phối hợp với phòng An ninh kinh tế (PA81) Công an Hà Nội kiểm tra Công ty TNHH Hạnh phúc Mỹ phẩm tại số 301 Giảng Võ, Đống Đa do ông KIM IL SANG (quốc tịch Hàn Quốc) làm Giám đốc đã phát hiện 223 sản phẩm quá hạn sử dụng; 1.894 sản phẩm kém chất lượng và 1.884 sản phẩm không có hạn sử dụng... giá trị hàng vi phạm là gần 369 triệu đồng.
Những vụ việc trên chỉ là con số rất nhỏ được phát hiện và ngăn chặn, theo con số thống kê chưa đầy đủ của Ban chỉ đạo 127 Hà Nội, năm 2010 kiểm tra 28 vụ thì phát hiện được 25 vụ, tịch thu tiêu hủy 5.546 sản phẩm.
Mười một tháng đầu năm 2011, riêng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 105 vụ vi phạm trong sản xuất kinh doanh mỹ phẩm với hơn 500 nghìn đơn vị sản phẩm các loại là hàng giả, hàng lậu, quá hạn sử dụng, vi phạm về nhãn hàng hóa, chất lượng...
Trong số này có nhiều hàng giả sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng như Head & Shoulder, Olay, Nivea cũng như các nhãn hiệu uy tín của Việt Nam và chủ yếu được nhập lậu từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, trên địa bàn Hà Nội có 314/788 cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên toàn quốc (chiếm 30,69%), trong đó có 268 cơ sở (chiếm (85,3%) kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu và 46 cơ sở (chiếm 14,7% sản xuất mỹ phẩm tại Hà Nội và 475 cửa hàng kinh doanh mặt hàng này.
Nhưng qua kiểm tra 47 cửa hàng và 17 điểm ở các chợ ghi bán hàng chính hãng, thì kết quả cho thấy đều là các cửa hàng giả mạo, không được phép của chính hãng.
Ông Nguyễn Thành Đạt, Phó Giám đốc trung tâm kiểm nghiệm Thành phố Hà Nội cho hay, qua kiểm tra các mẫu sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ và có tem nhập khẩu thì 28 mẫu có 2 mẫu không đạt, 100 mẫu các cơ sở tự gửi đến thì có 28 mẫu không đạt.
“Với những mặt hàng không rõ xuất xứ thì nguy cơ này sẽ còn cao hơn rất nhiều,” ông Đạt nói.
Chống hàng giả đã khó, nhưng việc kinh doanh hàng chính hãng cũng gặp nhiều trở ngại không kém.
Đại diện công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ mua sắm tại nhà VNK Home (đại lý chính hãng cho 168 sản phẩm như: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ chơ)... tỏ ra băn khoăn vì để được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc đơn vị này phải mất trên 6 tháng xin cấp phép, đăng ký chất lượng và quảng cáo...
“Nhưng có được giấy phép rồi lại phải đương đầu với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường có giá rẻ hơn từ 40%-60%,” đại diện VNK Home chia sẻ.
Sẽ có những tuyến phố "sạch"
Báo cáo từ hội thảo cho thấy, thực tế là ngành y tế và lực lượng quản lý thị trường cũng chỉ kiểm tra được các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn còn những điểm bán lẻ ở chợ, các lề đường thì vẫn còn "bỏ ngỏ".
Theo ông Nguyễn Văn Yên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, hàng giả tồn tại được là do giá chính hãng còn quá cao so với thu nhập của người tiêu dùng.
“Nếu chỉ đòi hỏi sự tự giác của doanh nghiệp không thôi thì công tác chống hàng giả vẫn là bài toán khó." ông Yên chia sẻ.
Ông Yên cũng đề nghị những con số vi phạm qua các đợt kiểm tra phải được thông tin đầy đủ cho các đơn vị tham gia liên ngành để theo dõi và cảnh báo đến người tiêu dùng.
Ngoài ra, theo lưu ý của đại diện VNK Home cách phân biệt hàng giả, hàng thật đối với mỹ phẩm thì trước tiên phải xem mã code, vì sản phẩm giả chỉ được đóng trên giấy lưu hành chứ không trực tiếp trên sản phẩm và hàng thật có chứng nhận chất lượng do các cơ quan kiểm định cung cấp kèm hóa đơn nhập khẩu...
Để làm tốt công tác đấu tranh với mỹ phẩm giả hiện nay, theo ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thì việc chỉ quy định sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề có điều kiện vẫn là chưa đủ mà cần thiết phải bổ sung việc kinh doanh mặt hàng này vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm thường xuyên kiểm tra, kiểm soát.
Hơn nữa, các cơ quan y tế khi lấy mẫu kiểm nghiệm cần nhanh chóng công bố chất lượng để tiện cho việc xử phạt hàng giả, cũng như bảo đảm quyền lợi của nhà sản xuất.
Ông Dũng cho biết thêm, hiện lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đang chuẩn bị ký cam kết với trên 800 doanh nghiệp kinh doanh và nhập khẩu mỹ phẩm để làm nòng cốt cho công tác chống mỹ phẩm giả.
Đặc biệt, thông qua việc thí điểm tuyến phố "quần áo sạch" như Hàng Bông trong 1 năm qua đã thu được nhiều hiệu quả rất rõ rệt.
“Từ việc làm này, chi Cục Quản lý thị trường sẽ đề nghị nhân rộng sang nhiều tuyến phố khác chuyên kinh doanh mỹ phẩm và có sự cam kết của các chủ hàng và lực lượng bám địa bàn nhằm ngăn chặn hàng giả,” ông Dũng nói.
Trước khi bị bắt, ông Phạm Công Danh là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam trong khi ông Phan Thành Mai là Tổng giám đốc.Cả hai đã bị miễn nhiệm chức vụ từ 28/7.
Sáng nay 29/7, Công an Thái Nguyên đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Lê Xuân Hộ (tức Lê Xuân Động), về hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn khi thi hành công vụ.
Điện thoại bị theo dõi tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại, quay phim, chụp ảnh... Nghiêm trọng hơn, toàn bộ dữ liệu được gửi về máy chủ của Công ty Việt Hồng.
Trả lời kiến nghị của Hiệp hội nhựa thành phố Hồ Chí Minh, ông Ngô Hữu Lợi - Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế Bộ Tài chính cho biết việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng nhựa PVC dạng huyền phù vào thời điểm này là không phù hợp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) sẽ cấm sử dụng khoảng 20 loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất cypermethrin trong nuôi trồng thủy sản.
Hàng hoá nhập khẩu trên đường vận chuyển mà không xuất trình được chứng từ ngay tại thời điểm kiểm tra đều bị quy là hàng nhập lậu và bị tịch thu. Quy định này liệu có quá cứng nhắc?
Tội phạm kinh tế, môi trường tại Việt Nam trong năm nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn trước, đặc biệt tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thời gian qua, có rất nhiều mặt hàng điện, thực phẩm không đạt chất lượng nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu đã phớt lờ các quy định, cam kết với cơ quan chức năng khi vẫn cố bán ra thị trường, theo Cục Hải quan TPHCM cho biết.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn nở rộ vào các ngày lễ, nhất là khi Mùa Giáng sinh đang đến gần. Làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu lừa đảo này?
Những vụ rửa tiền trong thời gian gần đây cho thấy tội phạm quốc tế đã chú ý nhiều hơn đến Việt Nam, coi đây là "trạm trung chuyển" nhằm mục đích rửa tiền...
Một Thứ trưởng Bộ Tài chính đã nghỉ hưu, chuyển sang làm tổng giám đốc một DN nhà nước, riêng tiền lương đã lên tới 942 triệu đồng/năm. Còn Cty Cổ phần Jetstar (Nhà nước chiếm 70% cổ phần) làm ăn thua lỗ nhưng tổng giám đốc hưởng lương trên 2 tỷ đồng một năm...
Vừa qua, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đã phát hiện Công ty cổ phần Thép Đông Nam Á (ASC) có trụ sở tại KCN Hòa Phú (TP Buôn Mê Thuột, Đác Lắc) đưa ra thị trường sản phẩm thép thanh vằn từ D 10 đến D 14 có nhãn hiệu nổi trên thân thanh thép giống lô-gô của VNSTEEL.
Hỏi: Tôi làm kế toán cho một doanh nghiệp chuyên chế biến thủy sản. Xin cho biết hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định thì bị xử lý như thế nào?
Một chiếc xế hộp bị trẻ con ném vỡ kính. Sau khi bắt chủ nhà phải đền toàn bộ thiệt hại, chủ xe lại yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường. Sau khi điều tra, doanh nghiệp bảo hiểm đã từ chối bồi thường với lý do thiệt hại nằm ngoài điều kiện bồi thường trong hợp đồng.
Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong 6 tháng có quyền yêu cầu khiếu nại, khởi kiện truy cứu trách nhiệm đối với thành viên HĐQT, giám đốc/tổng giám đốc.
Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản (BĐS)