Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chưa quyết định số phận của Indochina Airlines

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vẫn chưa có thông báo chính thức về quyết định liên quan đến số phận của Hãng hàng không Đông Dương (Indochina Airlines), mặc dù 2 thời hạn để giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của hãng hết hiệu lực đã qua.

Cục Hàng không nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 4-11 rằng cơ quan này chưa nhận được thông tin từ Bộ GTVT liên quan đến số phận của Indochina Airlines sau khi hãng đã dừng bay hơn một năm và chưa có chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC) sau 2 năm được cấp phép.

Theo các quy định về kinh doanh vận chuyển hàng không, giấy phép của một hãng hàng không sẽ bị thu hồi, mất hiệu lực nếu hãng không có được AOC do Cục Hàng không cấp sau 24 tháng được cấp phép hoặc ngừng khai thác liên tục 12 tháng.

Rõ rằng là Indochina Airlines không đáp ứng được 2 điều kiện trên, bởi hãng nhận phép kinh doanh vận chuyển hàng không vào tháng 5-2008, và đã ngừng bay liên tục hơn một năm, từ cuối tháng 10-2009 do thiếu vốn và nợ vài chục tỷ đồng.

Cục Hàng không cho biết cũng đã nhận được văn bản từ Công ty xăng dầu hàng không (Vinapco) báo cáo về số nợ khoảng 24 tỷ đồng, bao gồm tiền mua nhiên liệu và lãi mà Indochina Airlines vẫn chưa trả cho công ty. Vinapco cũng mong muốn cơ quan này có biện pháp xử lý số nợ trên.

Ngoài số tiền nợ trên, Indochina Airlines còn nợ các nhà cung ứng dịch vụ và tiền cọc các đại lý vé máy bay. Cục Hàng không cũng đã nhận được đơn khiếu nại của 35 đại lý vé máy bay về việc hãng hàng không này nợ tiền đặt cọc, và yêu cầu hãng phải trả số nợ này.

Cục Hàng không cũng đã gửi văn bản đến địa chỉ đăng ký của Indochina Airlines nhắc nhở hãng thanh toán nợ, nhưng văn bản được gửi trả về vì không có người nhận. Do vậy, có ý kiến cho rằng Indochina Airlines hầu như không còn tồn tại.

Cục Hàng không cho biết cơ quan này cũng chỉ có thể hướng dẫn các đại lý, chủ nợ là nên giải quyết vụ việc trực tiếp với hãng, và nếu không thành thì nhờ đến tòa án, vì các thỏa thuận ký giữa các đại lý và hãng là quan hệ hợp đồng mà Cục Hàng không không có bất kỳ phê duyệt hay quản lý gì theo các quy định hiện hành.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nhiều doanh nghiệp bị phát hiện kinh doanh tôm có tạp chất
  • Ông Trần Đăng Tuấn thôi chức Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam
  • Thêm 5 đơn vị thực hiện thủ tục hải quan điện tử
  • Kiên Giang: Thu hồi dự án mới khởi công được 3 tháng
  • Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế
  • Thủ tục hành chính về đất đai gầy phiền hà nhất
  • Hà Nội lần thứ ba ra văn bản yêu cầu cắt Internet
  • Không tăng thuế môn bài năm 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%