Dự án khu công nghiệp (KCN) Ðông Nam Củ Chi được khởi động đến nay đã gần bốn năm nhưng vẫn còn nhiều chuyện rắc rối trong việc bồi thường, giải tỏa mặt bằng.
Dự án khu công nghiệp (KCN) Ðông Nam Củ Chi được khởi động từ năm 2004 đến nay đã gần bốn năm. Mặc dù các văn bản của Nhà nước và UBND thành phố Hồ Chí Minh đều chỉ rõ việc bồi thường giải tỏa, giá đất phải được xác định tương đương giá thị trường (hiện tại khoảng 250 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng/m2) nhưng Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Củ Chi và nhà đầu tư: Ban quản lý Dự án ÐT-XD các KCX-CN thành phố Hồ Chí Minh (HEPZA) tự xây dựng và áp giá đền bù cho các hộ trong diện bị thu hồi đất với giá 94 nghìn đồng/m2 đất ruộng, 110 nghìn đồng/m2 đất vườn. Mặc dù dự án vẫn còn "treo", song trên trang điện tử www.saigon.com.vn đã thấy nhà đầu tư "rao bán" giá 70 USD/m2 (tương đương 1.200.000 đồng/m2) cao gấp hơn mười lần giá bồi thường.
Giá bồi thường chưa hợp lý, song muốn được đền bù, lĩnh tiền nhanh, người dân phải vất vả với các loại thủ tục rườm rà.
Trong khi đó Hội đồng giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư HEPZA vẫn cố tình không thực hiện nhiều chế độ, quy định trong các quyết định của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Thí dụ, Quyết định 179/2006/QÐ-UBND ngày 22-12-2006 quy định về bồi thường đối với đất vườn (đất trồng cây lâu năm) ghi: "Nếu có đào mương lấy đất lên liếp tại chỗ để lập vườn thì được cộng thêm tối đa không quá 15 nghìn đồng/m2", và "nếu có chuyển đất từ nơi khác đến để san lấp nâng cao mặt bằng lập vườn để trồng cây thì được hỗ trợ thêm một phần san lấp thực tế một m3 đất tối đa không quá 50 nghìn đồng"... Nhưng trong áp giá bồi thường, Hội đồng giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư lại không tính công lên liếp, san lấp nâng cao mặt bằng vườn cho dân.
Ngày 4-1-2007, UBND huyện Củ Chi có Thông báo số 04/TB-VP: "Ý kiến kết luận của đồng chí Lê Minh Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Củ Chi (nay là Chủ tịch) về bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án KCN Bình Mỹ - Hòa Phú (nay là KCN Ðông Nam Củ Chi). Trong đó, đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm (đất vườn) quy định: "Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nhận là đất vườn và thực tế có lên liếp và trồng cây ăn quả giá bồi thường 150 nghìn đồng/m2".
Nhưng trên thực tế, Hội đồng giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư HEPZA lại không thực hiện theo kết luận này mà chỉ bồi thường cho dân với giá 110 nghìn đồng/m2. Hoặc về chính sách tái định cư (TÐC) trong kết luận ghi: "Trường hợp người dân bị ảnh hưởng dự án có nhu cầu TÐC, giao chủ đầu tư dự án thực hiện hoàn thành khu TÐC, bàn giao cho hộ dân. Mỗi nền đất TÐC hoàn chỉnh hạ tầng có diện tích tối thiểu 300 m2"...
Trong Quyết định 17/2008/QÐ-UBND thành phố Hồ Chí Minh ngày 14-3-2008, khoản 3 điều 10 ghi rõ: "a- Trường hợp diện tích bị thu hồi từ 1.000 m2 trở lên, nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nhận đất ở, nhà ở thì được giao một (1) nền đất ở hoặc một căn hộ chung cư có thu tiền sử dụng đất... b- Trường hợp dự án còn quỹ đất, sau khi thực hiện tại điểm a, thì đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi từ 5.000 m2/hộ đất nông nghiệp trở lên sẽ được xem xét giao thêm một (1) nền đất ở hoặc một căn hộ chung cư theo quy hoạch, song không quá hai nền hoặc hai căn hộ...".
Thế nhưng Hội đồng giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư HEPZA không thực hiện. Tương tự, thực tế trong áp giá đền bù về TÐC, tính toán giá đất, nhà ở, đất ở, công trình vật kiến trúc trên đất... Hội đồng giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư đều không thực hiện đúng các quyết định, nhất là Quyết định 17/2008/QÐ-UBND ngày 14-3-2008 (quyết định mới nhất) của UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Qua tìm hiểu việc áp giá bồi thường dự án KCN Ðông Nam Củ Chi chúng tôi còn thấy nhiều bất hợp lý như việc bồi thường đất, nhà ở, công trình, vật kiến trúc trên đất... không theo thực tế mà theo "lý lịch" đất.
Thí dụ, về quy định bồi thường giá đất, đất ở, nhà, công trình, vật kiến trúc trên đất thường lấy các mốc trước ngày 15-10-1993, sau ngày 15-10-1993 đến ngày 22-4-2002 và sau ngày 22-4-2002 để tính đơn giá, giá trị bồi thường. Cách áp giá bồi thường theo "lý lịch" đất không đúng với hiện trạng sử dụng đất đã tạo nên sự so sánh, gây khiếu kiện kéo dài, khó khăn cho công tác giải tỏa, đền bù. Hoặc quy định bồi thường về giá giữa mặt nước ao hồ tự nhiên do đấu thầu sản xuất, hoặc đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mặt nước ao hồ do người dân tự đào xây dựng theo công thức VAC khi lập vườn làm trang trại... Như trong dự án KCN Ðông Nam Củ Chi, người có đất vườn đào ao nuôi cá thì chỉ được bồi thường bằng đất ruộng 94 nghìn đồng/m2. Bên cạnh đó, người giữ nguyên đất vườn dù có trồng cây hay không vẫn được bồi thường 110 nghìn đồng/m2.
Tập hợp ý kiến người dân bị thu hồi đất trong dự án KCN Ðông Nam Củ Chi có thể thấy: Giá đất mà Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Củ Chi và nhà đầu tư HEPZA xây dựng theo phương án 1292 PA/TT ngày 11-6-2007 là chưa phù hợp.
Việc giải tỏa chậm, kéo dài tại dự án KCN Ðông Nam Củ Chi, dẫn đến khiếu kiện có một phần trách nhiệm của Hội đồng giải phóng mặt bằng. Ðề nghị các cấp và cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý, tránh gây bức xúc cho người dân bị thu hồi đất.
Trước khi bị bắt, ông Phạm Công Danh là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam trong khi ông Phan Thành Mai là Tổng giám đốc.Cả hai đã bị miễn nhiệm chức vụ từ 28/7.
Sáng nay 29/7, Công an Thái Nguyên đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Lê Xuân Hộ (tức Lê Xuân Động), về hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn khi thi hành công vụ.
Điện thoại bị theo dõi tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại, quay phim, chụp ảnh... Nghiêm trọng hơn, toàn bộ dữ liệu được gửi về máy chủ của Công ty Việt Hồng.
Chiều 15-12, theo thông tin từ Công an Kiên Giang, Nguyễn Minh Hiếu (SN 1982, ngụ tại phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá, Kiên Giang) đã bị bắt giữ tại nhà riêng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thực hiện thông báo của Thủ tướng về chông buôn lậu trong dịp cuối năm, tối ngày 12/12, đội Chống buôn lậu và buôn bán hàng cấm Công an Hà Nội phối hợp với đội Quản lý thị trường số 13 đã bất ngờ kiểm tra quán Diamond-D tại 319 đường Tây Sơn quận Đống đa.
Từ 1/1/2009, mức lệ phí trước bạ đối với ôtô tại Hà Nội sẽ là 12%, thay cho mức áp dụng trước đó là 10%.
Cuộc “đảo chính” của những “âm binh” khiến cho diễn biến câu chuyện về Công ty Hoa Lư ngày càng thêm kỳ quái
Sau đề xuất của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đồng ý không truy thuế nhập khẩu (NK) đối với nguyên phụ liệu (NPL), phế liệu, phế phẩm hàng may mặc dư thừa còn giá trị thương mại (trừ số lượng đã tiêu hủy).
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn nở rộ vào các ngày lễ, nhất là khi Mùa Giáng sinh đang đến gần. Làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu lừa đảo này?
Những vụ rửa tiền trong thời gian gần đây cho thấy tội phạm quốc tế đã chú ý nhiều hơn đến Việt Nam, coi đây là "trạm trung chuyển" nhằm mục đích rửa tiền...
Một Thứ trưởng Bộ Tài chính đã nghỉ hưu, chuyển sang làm tổng giám đốc một DN nhà nước, riêng tiền lương đã lên tới 942 triệu đồng/năm. Còn Cty Cổ phần Jetstar (Nhà nước chiếm 70% cổ phần) làm ăn thua lỗ nhưng tổng giám đốc hưởng lương trên 2 tỷ đồng một năm...
Vừa qua, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đã phát hiện Công ty cổ phần Thép Đông Nam Á (ASC) có trụ sở tại KCN Hòa Phú (TP Buôn Mê Thuột, Đác Lắc) đưa ra thị trường sản phẩm thép thanh vằn từ D 10 đến D 14 có nhãn hiệu nổi trên thân thanh thép giống lô-gô của VNSTEEL.
Hỏi: Tôi làm kế toán cho một doanh nghiệp chuyên chế biến thủy sản. Xin cho biết hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định thì bị xử lý như thế nào?
Một chiếc xế hộp bị trẻ con ném vỡ kính. Sau khi bắt chủ nhà phải đền toàn bộ thiệt hại, chủ xe lại yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường. Sau khi điều tra, doanh nghiệp bảo hiểm đã từ chối bồi thường với lý do thiệt hại nằm ngoài điều kiện bồi thường trong hợp đồng.
Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong 6 tháng có quyền yêu cầu khiếu nại, khởi kiện truy cứu trách nhiệm đối với thành viên HĐQT, giám đốc/tổng giám đốc.
Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản (BĐS)