Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có chứng nhận, mới được quảng cáo thực phẩm chức năng

Có rất nhiều quảng cáo trong thời gian vừa qua không đảm bảo các quy định của cơ quan chức năng. Trong ảnh là giao diện quảng cáo sản phẩm mặt nạ dưỡng da Cobor của Công ty Mua sắm Hạnh Phúc từng bị Bộ Công Thương tuýt còi vì quảng cáo quá sự thật.

Từ ngày 26-4, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, nước khoáng thiên nhiên, nước đóng chai, phụ gia thực phẩm… phải được cơ quan chức năng chứng nhận nội dung quảng cáo mới được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đây là quy định được Bộ Y tế đặt ra tại Thông tư 08/2013/TT-BYT được Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến ký ban hành ngày 13-3 vừa qua.

Theo nội dung Thông tư 08 được website Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VFA) đăng tải, giấy xác nhận nội dung quảng cáo của các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng do VFA cấp. Doanh nghiệp thực hiện quảng cáo phải gửi kèm nội dung của market hoặc video, kịch bản có chứng nhận của tác giả… cùng một số loại giấy tờ khác để được chứng nhận.

Bên cạnh đó, cũng theo thông tư này, các sản phẩm thực phẩm chức năng khi quảng cáo phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Đối với các sản phẩm nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh, quy trình cũng tương tự và được các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tại các địa phương chứng nhận.

Ngược lại, từ phía cơ quan chức năng, Bộ Y tế quy định trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định. Nếu không xác nhận thì phải có văn bản trả lời, giải thích lý do.

Bộ Y tế trong thông tư kể trên cũng quy định cấm các hành vi trong quảng cáo, gồm quảng cáo thực phẩm khi chưa có giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp; quảng cáo thực phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng; quảng cáo thực phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; quảng cáo thực phẩm không phù hợp với nội dung đã công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm hoặc quảng cáo quá tác dụng của thực phẩm...

Đặc biệt, doanh nghiệp không được quảng cáo dưới hình thức bằng các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân...

(Theo Thesaigontimes)

  • “Phù phép” nước mắm hết hạn sử dụng thành "đặc sản"
  • Từ 1/7, Thuế TNDN xuống 20%
  • Cho nhập nội tạng động vật: Phá sức khỏe dân
  • Quảng cáo sai sự thật có thể bị phạt tới 50 triệu đồng
  • Cạnh tranh không lành mạnh có thể bị phạt tới... 200 triệu
  • “Cởi trói” cho điện thoại nhập khẩu vào Việt Nam
  • Rượu vang làm từ...nước giếng khoan
  • Nguyên liệu mứt Tết kín đường làng, mặc nhặng đậu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%