Những miếng bí bị lớp ố vàng bao phủ, ruồi, nhặng bâu đầy... Vì lối đi dùng để phơi mứt nên bọn trẻ chơi đùa vô tư giẫm lên và chó, mèo của những hộ dân xung quanh có thể phóng uế bất cứ lúc nào.
Mứt phơi đầy lòng đường.
Cát bụi do các phương tiện qua lại tung vào nguyên liệu làm mứt. Những thùng phuy chứa đầy nước pha với hóa chất làm trắng. Mùi tanh tanh, thum thủm, ngai ngái của bí ủng lâu ngày và mùi hóa chất tẩy trắng chứa trong các thùng phuy lớn trộn vào nhau...
Để có những mẻ mứt bí sơ chế tạo nên những “con đường trắng” này, người làm mứt "gom" bí đao, ngô không rõ nguồn gốc, ước khoảng chục tấn cho một đợt sản xuất kéo dài 3-5 ngày.
Những nhân công quanh làng từ thợ xây, cắt tóc, đồng nát… chưa qua tập huấn, đều có thể dễ dàng tham gia công đoạn cắt gọt, bỏ vỏ và lấy ruột bí ra để tạo ra những miếng bí có độ dài khoảng 5 cm.
Sau đó, bí được đem luộc trong các thùng lớn rồi vớt ra đem phơi, và luộc lần nữa để tiệt trùng, theo chia sẻ của một "công nhân" làm mứt.
Tiếp đến, bí sẽ được đưa vào những thùng ngâm hóa chất nhằm làm trắng và giòn. Khi vớt ra, mứt bí sẽ được tẩm ướp với đường hóa học, chất phụ gia để hấp dẫn người tiêu dùng và cạnh tranh với các loại mứt Tết Trung Quốc.
Các loại mứt trái cây, mứt dừa xanh, đỏ, vàng lòe loẹt hầu hết dùng phẩm màu công nghiệp mua ở chợ Long Biên. Số mứt này được chuyển cho các đầu mối đã đặt sẵn, chuyển đến các tiểu thương ở chợ phân phối đi mọi miền tiêu thụ trong dịp Tết
Nguyên liệu bẩn như vậy, nhưng đến tay của người tiêu dùng lại trở thành những miếng mứt bí thơm ngon ngọt lịm, đẹp mắt với đủ màu sắc vàng, xanh, đỏ... cùng hương va-ni thoang thoảng và vị ngọt sắc đủ để hấp dẫn người thưởng thức...
(Theo Pháp Luật Việt Nam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com