Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cục Hàng không "tố" Jetstar Pacific mập mờ lách luật

Việc Jetstar Pacific Airlines và Jetstar Airways xin đăng ký nhượng quyền “xây dựng và vận hành một mô hình hãng hàng không” là hành vi mập mờ để vượt qua luật".

Trong công văn mà Cục phó Cục hàng không Việt Nam Lại Xuân thanh  vừa gửi để báo cáo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải về việc sử dụng biểu tượng của Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) đã khẳng định rõ như vậy.

Chưa được đăng ký chính thức vẫn sử dụng tràn lan biểu tượng

Theo đó Cục HKVN cho rằng về vấn đề biểu tượng và kinh doanh của JPA, mặc dù chưa được đăng ký chính thức vào Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không do Bộ GTVT cấp, hiện nay JPA đang sử dụng tràn lan biểu tượng “Jetstar”, “Jet và hình ngôi sao” cho việc cung cấp dịch vụ của mình.

JPA quảng cáo cho dịch vụ của mình không khác gì quảng cáo cho dịch vụ của Jetstar Airways, với lời quảng cáo Jetstar là hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam, một sự mập mờ biến biểu tượng thành tên thương mại chung của các hãng hàng không độc lập.

JPA khẳng định có quyền tiến hành kinh doanh vận chuyển hàng không hoàn toàn dưới các thương hiệu, nhãn hiệu của Jetstar Airways (Úc), với lý do là đã hoàn tất thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ và Bộ Công thương về nhượng quyền thương hiệu và nhượng quyền thương mại.

Cục hàng không Vn cho rằng JPA đang lách luật để hoạt động 
"Mặc dù, những giấy chứng nhận trên được cấp phù hợp với quy định của pháp luật về thương mại và sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên pháp luật về thương mại và sở hữu trí tuệ không thay thế cho các pháp luật chuyên ngành khác mà JPA có nghĩa vụ phải tuân thủ. JPA không thể dùng các giấy chứng nhận đó để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình trái với quy định của pháp luật về hàng không dân dụng", ông Lại Xuân thanh khẳng định.

Cục HKVN cũng khẳng định, Công văn số 489/TB-BCT ngày 29/12/2008 của Bộ Công thương thông báo đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của Jetstar Airways đối với lĩnh vực xây dựng và vận hành hệ thống kinh doanh hàng không giá rẻ cho JPA. Hoạt động xây dựng và vận hành hệ thống kinh doanh hàng không giá rẻ không thể được xem như là quyền kinh doanh vận chuyển hàng không.

"Hoạt động kinh doanh của JPA là kinh doanh vận chuyển hàng không theo thương quyền được cấp theo quy định của Luật Hàng không dân dụng VN chứ không phải là kinh doanh hoạt động “xây dựng và vận hành một mô hình hãng hàng không” như được nhượng quyền, do vậy JPA không thể lấy đó làm cơ sở để sử dụng biểu tượng của Jetstar Airways làm biểu tượng kinh doanh vận chuyển hàng không của mình", công văn chỉ rõ.

Việc Jetstar Airways chuyển nhượng bản quyền về phương thức xây dựng và vận hành một hãng hàng không không thể là cơ sở pháp lý cho việc quảng bá, kinh doanh dịch vụ vận chuyển của JPA dưới thương hiệu, biểu tượng của Jetstar Airways.

JP lợi dụng sự mập mờ để lách luật?

Vẫn theo công văn mà Cục phó Lại Xuân Thanh vừa gửi thì: Theo quy định của Luật HKDDVN, Jetstar Airways không được cấp quyền vận chuyển hàng không (thương quyền) nội địa ở Việt Nam và thương quyền quốc tế từ Việt Nam đi các nước (trừ thương quyền quốc tế trên đường bay giữa Việt Nam và Úc mà Jetstar Airways được cấp trên cơ sở Hiệp định hàng không song phương giữa Việt Nam và Úc).

Như vậy, Jetstar Airways không có quyền thực hiện nhượng quyền thương mại ngoài phạm vi quyền vận chuyển hãng hàng không này được cấp theo Hiệp định hàng không song phương Việt Nam-Úc.

Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp dưới nhãn hiệu, biểu tượng, thương hiệu của doanh nghiệp khác là hoạt động “Nhuợng quyền thương mại” theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam (và cả Luật Thương mại của Úc). Tài liệu hướng dẫn của ICAO (Doc 9626) cũng khẳng định việc sử dụng biểu tượng của hãng hàng không khác để cung cấp dịch vụ vận chuyển là nhuợng quyền thương mại (Franchising); quyền thương mại ở đây là quyền kinh doanh vận chuyển hàng không.

"Theo quy định của Luật Thương mại, hoạt động này không thể được đăng ký vì Jetstar Airways không có quyền kinh doanh trong nội địa Việt Nam và các đường bay quốc tế của Việt Nam mà hãng không có thương quyền. Việc JPA và Jetstar Airways xin đăng ký nhượng quyền “xây dựng và vận hành một mô hình hãng hàng không” là hành vi mập mờ để vượt qua luật", ông Lại Xuân thanh nêu rõ.

Hiện có 2140 hãng hàng không của các quốc gia đăng ký với Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), trong đó có 230 hãng hàng không là thành viên của Hiệp hội các hãng hàng không quốc tế (IATA).

Các hãng hàng không thành viên của IATA vận chuyển đến 90% tổng lượng vận chuyển của các hãng hàng không thế giới.

Cục HKVN hiện đã thu thập được hơn 500 biểu tượng của các hãng hàng không lớn thuộc mọi khu vực trên thế giới, trong đó đầy đủ 230 hãng thành viên IATA. Các biểu tượng này đều không có yếu tố trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn cho người sử dụng về biểu tượng của hãng hàng không khác.

(Theo Lê Minh // VTC News)

  • Nhà ở trong hành lang an toàn điện được bồi thường đến 70%
  • Kiểm soát chặt việc bán tài sản nhà nước
  • Đất sử dụng sai mục đích, không hiệu quả: Vì sao chưa thu hồi được?
  • Nhiều nữ cán bộ UBND tỉnh bị nhắn tin khủng bố
  • Công ty TNHH Tân Long: Chiết gas lậu, chống đối đoàn kiểm tra
  • Xoá sổ nhóm 'sưa tặc' lộng hành Thủ đô
  • Gần 50 tấn mỡ thối được sản xuất trong núi
  • Một giám đốc Ngân hàng bị tạt a xít
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%