Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuối năm mỹ phẩm giả tung hoành

Quản lý thị trường bắt một vụ buôn bán mỹ phẩm nhái. Ảnh: N.S

Hậu quả từ sử dụng mỹ phẩm nhái, giả hiển hiện từng ngày nhưng vì lợi nhuận kếch xù khiến không ít kẻ vô tư “chế” mỹ phẩm dỏm tung ra thị trường dịp cuối năm.

Giá rẻ vẫn lời

Khi chúng tôi ghé khu vực bán mỹ phẩm ở chợ Bình Tây quận 6, nơi đây tấp nập người bán kẻ mua, chủ yếu là đóng hàng mỹ phẩm các loại bỏ mối về khu vực miền Tây và Tây Nguyên.

Tại các cửa hàng mỹ phẩm ở chợ này các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng như White Care, Lancôme, Chanel, Christian Dio, Elizabeth, Kalvin Klein, Hugo hay Debon của Hàn Quốc và Shisheido của Nhật Bản đều bày bán tràn lan. Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ thông tin trên sản phẩm, chúng tôi phát hiện không có nhãn phụ tiếng Việt.

Chủ kinh doanh một sạp mỹ phẩm ở chợ Bình Tây cho biết: “Đây là hàng chính hiệu nhưng do nhập về theo đường tiểu ngạch nên nó không có…nhãn phụ”.

Tại các khu chợ Nguyễn Tri Phương, Nhật Tảo (quận 10), chợ Tân Bình (quận Tân Bình), chợ An Đông (quận 5) mỹ phẩm không nguồn gốc, nhãn mác và không phép vẫn bày bán tràn lan, thu hút khá đông phụ nữ bởi giá cả quá bèo. Trong khi chợ sôi nổi với mỹ phẩm giả, nhái thì tại nhiều công ty mỹ phẩm được sản xuất nhái, giả tràn lan.

Quản lý Thị trường TPHCM cho biết, mới đây Đội quản lý thị trường Bình Tân đã kiểm tra Cty mỹ phẩm Hoa Sen ở P. Bình Trị Đông, Bình Tân do ông N.L.H làm giám đốc, phát hiện nơi đây có hàng nghìn loại mỹ phẩm không ghi số lô, bao bì giả nhãn hiệu nước ngoài và một số công ty khác.

Kiểm tra tại kho hàng, lực lượng quản lý thị trường phát hiện thu giữ 117 hũ kem thành phẩm kem trắng da toàn thân hiệu Whitening 4 Days và 1.130 vỏ chai sữa tắm White Care, 150 hũ kem dưỡng da, kem trắng da, kem hút mụn đều bị làm nhái, giả, với giá bằng 1/3 giá chính hãng. Ông H. khai số mỹ phẩm này chuẩn bị tung ra bán dịp Noel và Tết cho các chợ và đưa về khu vực miền Tây.

Xử không xuể

Chỉ tính trong năm 2009 đến nay, các ngành chức năng ở TPHCM đã phát hiện hàng nghìn vụ buôn bán mỹ phẩm dỏm, nhái. Theo quản lý thị trường TPHCM, nơi đây đã thu giữ hơn 1,8 triệu sản phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm về nhãn hàng hóa các mặt hàng dùng cho da, tóc, răng miệng…

Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 15.000 loại mỹ phẩm đã được đăng ký lưu hành. Đó là chưa kể hàng nghìn mặt hàng mỹ phẩm khác trôi nổi kém chất lượng và hàng “xách tay” đang tràn lan trên thị trường hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, lượng hàng giả hiện nay là không thể kiểm soát được, nên giải pháp chống hiệu quả nhất là doanh nghiệp phối hợp với các ngành chức năng để dán tem chống hàng giả.

Theo ông Trần Thành Công- Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng hàng hóa miền Nam, tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng giả, nhái phát triển trong khi vấn đề bảo vệ người tiêu dùng chưa được quan tâm thực sự.

(Theo Tienphong Online)

  • Phân hạng chung cư trên... giấy
  • Nhiều quyết sách vĩ mô áp dụng từ 1/1/2011
  • Gas “dỏm” đến tận nhà!
  • Xử lý nghiêm hành vi đầu cơ xăng dầu
  • Chính thức đơn giản hóa các thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Từ nay đến 31/12, tăng số lượng hóa đơn bán cho doanh nghiệp
  • Một công ty giấy bị phạt 225 triệu đồng vì xả thải
  • DN Hải Phòng: Mắc mớ tự in hóa đơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%