Từ 1/1/2011 các DN được tự in hóa đơn |
Trong khi đó, năng lực và trách nhiệm thực sự của tổ chức nhận in này ra sao đang là vấn đề được hàng nghìn DN tại Hải Phòng đặc biệt quan tâm.
Lo lắng...
Được hỏi về vấn đề tự in hóa đơn, một giám đốc Cty xây dựng thuộc DNNVV tại Hải Phòng cho biết: "có Nghị định 51 cơ quan nhà nước không phải lo chống nạn hóa đơn giả. Tôi cũng thấy việc các DN tự in hóa đơn là hợp lý. Tuy nhiên cũng gây một số khó khăn cho DNNVV. Nếu tự in hóa đơn, DN tôi phải bỏ ra thêm một số chi phí cho vấn đề này, đó cũng là một vấn đề phải suy nghĩ của Cty tôi ? Đấy là chưa kể, theo tình hình kinh tế hiện nay, vài tháng mới xuất khoảng 10 tờ hóa đơn".
Và ông này cũng cho rằng: Việc DN tự in hóa đơn là vấn đề rất đáng hoan nghênh nhưng nó chỉ thích hợp với những DN lớn hoặc những DN cần xuất nhiều hóa đơn trong tháng. Còn đối với những DN nhỏ thì điều này là một vấn đề khó thực hiện, gây lãng phí cho DN.
Một Cty về chuyển phát nhanh cũng cho biết, hiện Cty đang sử dụng hóa đơn tự in bằng giấy in liên tục, Cty có rất nhiều chi nhánh các tỉnh thành. Tuy nhiên, với những đơn vị có nhiều chi nhánh, để làm được việc xuất hóa đơn theo ngày, các chi nhánh phải cắt cử người chuyên làm công việc “đóng dấu”. Tuy nhiên, theo DN này, với đơn vị kinh doanh lớn, xuất nhiều hóa đơn ở nhiều nơi, nếu bắt buộc đóng dấu tất cả hóa đơn thì rất khó cho DN.
Tìm lối...
Theo Thông tư số 153 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ, tổ chức nhận in hoá đơn phải là DN có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm); phải in hoá đơn theo đúng hợp đồng in đã ký, không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu nào trong quá trình in hoá đơn cho tổ chức in khác thực hiện.
DN ngành in phải quản lý, bảo quản các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hoá đơn đặt in theo thoả thuận với tổ chức, cá nhân đặt in hoá đơn. Trường hợp muốn sử dụng các bản phim, bản kẽm để in cho các lần sau thì phải niêm phong lưu giữ các bản phim, bản kẽm; đồng thời, phải huỷ hoá đơn in thử, in sai, in trùng, in hỏng và thanh lý hợp đồng in với tổ chức, cá nhân đặt in hoá đơn...
Hiện nay trên địa bàn Hải Phòng có nhiều DN ngành in đang hoạt động, tuy nhiên, theo khảo sát vừa qua của Cục thuế Hải Phòng, không phải DN nào cũng đủ điều kiện để nhận in hóa đơn. Đối với việc in hóa đơn, quan trọng nhất là DN nhận in phải trang bị thiết bị nhảy số (đánh số tự động), máy in offset các loại. Tuy nhiên, hiện đa số nhà in đều không trang bị thiết bị này. Thiếu điều kiện này, DN khó đáp ứng được yêu cầu về bảo mật cho khách hàng.
Hiện, chỉ có 5 nhà in trên địa bàn thành phố đáp ứng được điều kiện này đó là: Cty CP tin học và công nghệ hàng hải; Cty CP ACS VN; Cty TNHH thương mại và sản xuất Minh Anh; DN tư nhân in Ngọc Lan; Cty CP bao bì đồ hoạ chuyên nghiệp. Mặc dù vậy, với 5 cơ sở in này thì khó có thể đáp ứng hết nhu cầu in hoá đơn của hàng nghìn DN trên địa bàn Hải Phòng. Để tránh tình trạng các DN đặt in hóa đơn tại cơ sở in không đáp ứng đủ các điều kiện quy định gây lãng phí thời gian và tiền bạc của DN, đồng thời tránh tình trạng các DN tự nâng giá in bất hợp lý, các DN cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi ký hợp đồng in với tổ chức nhận in.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com