Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đến lượt dệt may kêu khổ vì thuế môi trường

Nhiều doanh nghiệp dệt may đang khó vì thuế bảo vệ môi trường đánh vào túi PE dùng gói hàng xuất khẩu - Ảnh: Văn Nam

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đang kêu khổ về việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông nhập khẩu phục vụ cho hàng dệt may xuất khẩu. Các doanh nghiệp cho rằng điều này gây thêm khó khăn cho họ trong bối cảnh họ đang phải tập trung giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 15-2, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Đặng Thị Phương Dung cho biết, Luật Thuế môi trường đã có hiệu lực nhưng Bộ Tài chính lại chưa có hướng dẫn rõ ràng về hoàn thuế cho túi ni lông nhập khẩu khi xuất khẩu trở lại vì được sử dụng cho hàng dệt may xuất khẩu.

Trong khi đó, doanh nghiệp dệt may mua túi ni lông sản xuất trong nước sử dụng để đóng kiện hàng dệt may xuất khẩu thì vẫn chưa được miễn hay hoàn thuế. Theo bà Dung, các hóa đơn mua túi ni lông từ doanh nghiệp sản xuất túi trong nước không hề có dòng nào ghi thuế môi trường là bao nhiêu, chỉ có giá là tăng gấp đôi, từ 40.000 đồng/kg tăng lên 80.000 đồng/kg, thậm chí lên 100.000 đồng/kg.

“Hiện hiệp hội đã nhận được rất nhiều phàn nàn từ các doanh nghiệp dệt may. Nếu lâu nay tất cả các nguyên liệu dành cho hàng xuất khẩu, nếu có đánh thuế nhập khẩu, thì vẫn có 275 ngày để được hoàn thuế, đối với hàng gia công thì không phải nộp thuế. Nhưng đối với thuế môi trường là phải nộp ngay từ khi nhập khẩu, điều nay không tạo điều kiện tập trung cho sản xuất để giảm bớt giá thành, tăng sức cạnh tranh”, bà Dung nói.

Để minh chứng cho những khó khăn của doanh nghiệp, bà Dung đã chuyển cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online một trong những lá đơn kiến nghị từ Công ty cổ phần may Hưng Yên gởi các bộ ngành vào ngày 8-2 vừa qua.

Trong đơn, ông Nguyễn Xuân Dương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần May Hưng Yên đã kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ xem xét việc hoãn, hoàn thuế bảo vệ môi trường cho túi PE đóng hàng xuất khẩu.

Ông Dương cho biết trong quá trình sản xuất, công ty cần sử dụng túi PE đóng gói sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ chất liệu LDPE và LLDPE là loại túi ni lông thuộc diện chịu thuế môi trường, các loại túi này do nhà sản xuất trong nước cung cấp và nhập khẩu.

Trên cơ sở khuyến khích dùng nguyên phụ liệu trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu, Công ty may Hưng Yên đã yêu cầu bạn hàng sử dụng túi PE do công ty mua tại Việt Nam để cung cấp cho các đơn hàng xuất khẩu. Ông Dương tính toán riêng công ty một năm xuất khẩu 6 triệu sản phẩm túi ni lông mua tại thị trường Việt Nam và cung cấp cho khách hàng lượng túi PE đóng gói với giá trị tương đương 400.000 ngàn đô la Mỹ (Nếu tính toán cho cả ngành dệt may thì con số này lên đến 600 triệu đô la Mỹ).

Theo thông tư 152/2011/TT-BTC, kể từ ngày 1-1-2012, số lượng túi PE này phải chịu thuế bảo vệ môi trường và sẽ phải trả thêm khoảng 450.000 đô la Mỹ, tương đương 5% giá gia công.

“Khoản chi phí phát sinh này làm cho giá gia công hàng xuất khẩu của chúng tôi đắt lên, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời để giảm giá thành, khách hàng sẽ dùng hàng nhập khẩu để thay thế túi PE sản xuất trong nước. Điều này không những làm tăng nhập siêu, ảnh hưởng đến cân bằng cán cân thương mại, mà còn làm phá sản các cơ sở sản xuất túi PE trong nước và giảm hiệu quả của chính sách dùng nguyên phụ liệu trong nước cho xuất khẩu”, ông Dương nêu tại văn bản kiến nghị.

Do vậy, ông Dương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương xem xét lại vấn đề thuế môi trường đối với túi PE mua trong nước để đóng gói, bao bì hàng dệt may xuất khẩu, cụ thể, được hoàn hoặc miễn thuế bảo vệ môi trường đối với túi PE mua trong nước.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Doanh nghiệp nhựa kêu khó vì thuế môi trường
  • Luẩn quẩn với mũ bảo hiểm giả
  • Bắt đầu quyết toán thuế thu nhập cá nhân
  • Từ 15/2: Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hóa
  • Thuê luật sư cho vụ kiện mắc áo thép tại Mỹ
  • Những chiêu ''làm xiếc'' giá gas của đại lý
  • Chính thức cấm xe máy trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
  • 30% số gas đóng bình trên thị trường là giả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%