Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Độc chiêu” nhái hàng hiệu lừa “sao” Việt

 Scandal Gucci - Milano bị phanh phui những khuất tất trong việc nhập hàng hiệu Gucci, D&G, Chanel.. chẳng khác gì cú tát trực diện vào…”sao” Việt vốn sính hàng hiệu.

Giá nhập của lô hàng chỉ đáng giá vài đô la/cái, được công an công bố trước công luận. Milano VN kinh doanh hàng hiệu hay hàng nhái hiệu, đang làm dậy sóng dư luận? Nhất là đối với khách hàng từng bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để rước "hiệu" về nhà.

Những chiêu làm nhái siêu đẳng

Hơn chục năm trước, ngõ 19 Ngô Quyền trở thành địa chỉ quen thuộc của giới thượng lưu, cánh nghệ sĩ tên tuổi cùng hàng loạt mỹ nhân dập dìu tới lui để tậu bằng được hàng LV với giá trị vài chục triệu đồng thì hôm nay đã có hàng chục thương hiệu đỉnh, xuất xứ từ các kinh đô thời trang thế giới Anh, Ý, Pháp..góp mặt trên thị trường Việt.
Sự xuất hiện của hàng trăm tên tuổi với cả ngàn sản phẩm tên tuổi, đủ sức thôi miên người sành điệu, dù giá trị mỗi sản phẩm cao ngất ngưởng. Một vài mặt hàng độc còn có giá không tưởng, lên đến vài tỉ đồng!

Trước nhu cầu ngày càng cao, nhiều cửa hàng bắt đầu tráo hàng, trộn hàng Trung Quốc, Hồng Kông để tăng lợi nhuận. Túi, quần áo, giày, trang sức.. tất tần tật đều Gucci, Prada.. .rồi đươc tuồn vào chễm chệ trên show room, trung tâm mua sắm sang trọng theo các tuyến phố Đồng Khởi, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Trãi(Q1 - TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Huệ, Lê Lợi...

Với trình độ làm nhái vượt trội và các chiêu gian lận, những sản phẩm này vượt mặt cơ quan quản lý, núp bóng dưới những đại lý thương hiệu được chính hãng uỷ quyền khiến người tiêu dùng sơ ý là dính ngay hàng fake (nhái).
Đến thương hiệu quốc tế Hermes, nổi tiếng thế giới bởi thiết kế, nhuộm màu thủ công, chất liệu da cá sấu hoàn hảo trước đây dân làm hàng nhái cũng bó tay thì hiện tại dòng sản phẩm cao cấp này bị nhái rầm rộ trong thời gian dài. Những sản phẩm có giá trên 1.000 USD nhanh chóng bị làm giả, phổ biến là các loại túi xách, vòng đeo tay, dây nịt...một cách tinh xảo.


Chiếc ví bỏ điện thoại hiệu Chanel này có giá 700 USD nhưng nếu không nhìn kỹ logo, người mua dễ bị lừa bởi hàng nhái có giá 2 triệu đồng. Ảnh Thư Anh.

Chữ "H" biểu tượng đặc trưng trên dây nịt, túi, giày nam-nữ được nhái không tì vết, làm khách hàng ma mị. Hoạ tiết không nhoè, móc khoá ít phai màu, lớp vải lót mịn màng, kiểu dáng lẫn số code trùng sêri hàng chính hãng.

Đẹp và sành điệu nhưng chúng có mức giá bèo, dao động từ 2-5 triệu đồng đủ để con buôn trục lợi khi trộn hàng vào dòng sản phẩm chính hãng, làm choáng váng khách hàng.

Một tay buôn hàng tàu khét tiếng Quận 1 - Tp Hồ Chí Minh khẳng định, đến 80% sản phẩm có mặt trên thị trường hàng cao cấp tại Việt Nam là hàng giả. Với đủ chủng loại, mẫu mã dành cho cả nam và nữ..Tất cả những sản phẩm fake này có giá mua vào chưa bao giờ vượt quá 1 triệu đồng/sản phẩm. Giới buôn hàng thường đặt số lượng trên 50 sản phẩm mỗi loại để có giá tốt nhất. Hàng tuồn về Việt Nam, họ dùng thủ thuật trộn hàng, xây dựng đại lý, lập tức sản phẩm được hô biến, thay đổi danh phận, kèm theo đó sản phẩm đội giá lên ít nhất gấp 10.

Vì thế mới có có câu "người mua mới lầm, người bán không bao giờ lầm".

Một tay buôn tên Hồng, ở Quận Tân Bình, TP.HCM lại khiến giới đánh hàng xôn xao khi trúng quả đậm lô hàng giày D dành cho nam, với giá chính hãng lên đến 150 ngàn USD. Đây cũng là lô hàng nhái đỉnh, ghi "tên tuổi" cho ông đối với nhiều cửa hàng thời trang lớn tại TP.HCM, Hà Nội. Có ngày, người nhà của ông xuất ra thị trương không dưới 500 đôi.

Theo nhiều nguồn tin, loại giày fake 1 này, được đặt theo catalogue 2012 mẫu giày nam hãng D, với nhiều chi tiết được sao y triệt để như: đế giày in chìm thương hiệu, da lót mềm màu trắng sữa, logo tren mũi giày được đặt gia công riêng theo hai màu vàng, bạc dụ, da mềm đã qua xử lý nhuộm ba màu tím đậm, xanh mạ và trăng..

Thời điểm ông này tung ra thị trường, sản phẩm cùng loại được chính hãng công bố có mức giá 1050 USD/sản phẩm. Trong khi chi phí nhập một đôi của tay buôn này có giá 1,1 triệu vnd (khoảng 50 USD). Chỉ cần bán đổ đống với mức giá 250 USD/đôi cho các cửa hiệu trộn hàng chính hãng đã nhanh chóng thu về khoản lợi nhuận khủng.

Công nghệ đánh tráo thật - giả

Trong số khách mua hàng hiệu, đối tượng được săn đón nhất chính là các người đẹp, nghệ sĩ showbiz Việt. Dù có xài hàng nhái, miễn có thương hiệu là được. Khi biết mua nhầm hàng nhái, khách hàng thường bước vào cảm giác hụt hẫng hoặc cự cãi để chứng minh nguồn gốc sản phẩm mình sử dụng, góp phần che đậy cho con buôn, bởi giá trị ảo trong cách nghĩ về hàng hiệu.

Phải đến khi cơ quan công an sờ gáy Milano Việt Nam, nhiều tay chơi còn trực tiếp đánh xe đến Đồng Khởi, vây cửa hàng Milano để làm rõ thực hư.

Chị Thuỵ Vy bức xúc đặt nghi vấn: "Nghe tin, tôi gọi điện thì bộ phận chăm sóc khách hàng lập tức phủi tay, đổ trách nhiệm, có cô còn tắt điện thoại khi mình hỏi tình hình. Đã là hàng thật tại sao phải sợ".

Lúc này mọi tín đồ mới tá hoả nhìn lại quá trình các địa chỉ hàng hiệu áp dụng chiến dịch siêu khuyến mãi dài tập trong nhiều năm qua. Những món hàng thời trang, nhân danh hàng hiệu có thời điểm giảm đến 70-80% trong ánh mắt ngỡ ngàng của người tiêu dùng. Thông thường đó là những đợt big sale hiếm có. Nhưng đối với Milano đó là chuyện thường. Bình thường đến bất thường.

Một cái áo nhái thương hiệu Dior như thế này chỉ có giá dưới 1 triệu đồng tùy mức độ fake 0, 1 hay 2. Trong khi hàng thật lên tới 15 triệu đồng/ sản phẩm.

Đem thắc mắc này hỏi một cán bộ hải quan, được biết đối với mặt hàng thời trang của thương hiệu nổi tiếng nhập khẩu, thường có mức giá áp thuế khoảng 40%. Vì vậy, giá mỗi sản phẩm sẽ cao hơn do giá đầu vào khá cao. Thế nhưng vị này cũng không chịu nhận VIP card của công ty nhập khẩu này dù giá ưu đãi lên đến 20%. Đơn giản, theo vị này đó toàn là hàng fake (hàng nhái).

Nơi xuất xứ của các hàng nhái này chủ yếu là Trung Quốc với trình độ sản xuất ngày một tinh vi hơn, thậm chí ngay cả dân sành điệu cũng nhầm. Những món hàng thời trang bị làm giả nhiều nhất là áo, quần, túi xách, dây nịt giày, dép, được con buôn tuồn vào thị trường theo nhiều cách, từ đánh Quảng Châu sang, xách tay từ nước ngoài về...

Nhưng dù bằng con đường nào thì khi về đến Việt Nam chúng đều được chủ hàng nhanh chóng thay đổi thân phận, có mã code, logo xịn hẳn hoi hòng qua mắt khách hàng để trục lợi bất chính.

Đã qua rồi cái thời sờ chất liệu, nhìn dây khoá, lớp vải lót.. dân sành hàng hiệu có thể phát hiện mẫu nhái. Ngày nay, những mẫu nhái hàng hiệu đắt tiền được thiết kế, sản xuất tinh xảo, được nhà sản xuất dùng loại vật liệu tốt nhất, gần giống mẫu mã hàng chính hàng nhất với đầy đủ catalogue đi kèm mã code, logo để con buôn lựa chọn theo ba định mức: fake 0, fake 1 và fake 2.

Trong đó fake 0 là mẫu đặt, chất lượng nhái sản phẩm cùng loại tốt nhất. Đây cũng là dòng sản phẩm thường không xuất hiện trên các quầy hàng. Con buôn VIệt Nam có nhu cầu sẽ được tiếp thị qua catalogue. Thống nhất giá xong xuôi, hàng sẽ được chuyển trực tiếp về Việt Nam.

Theo giới kinh doanh thời trang, thông thường loại hàng nhái chất lượng cao nhất, được nhập theo cái để thăm dò thị trường và cũng để người mua đỡ nghi ngờ. Và đã có rất nhiều hàng nhái như thế đổ bộ vào Việt Nam. Nhân danh hàng xách tay, hàng chính hãng, được giới kinh doanh tập kết và hợp thức hoá rồi tung ra thị trường, bán giá rẻ hơn với đủ chiêu trò khuyến mãi nhưng vẫn hốt bạc nhờ những thủ đoạn gạt khách tinh xảo.

Tại TP HCM ngoài những trung tâm mua sắm, con phố thời trang Nguyễn Trãi luôn được mệnh danh là con đường thời trang với những cửa hiệu được thiết kế lộng lẫy, mặt bằng đẹp có giá thuê vài ngàn đô mỗi tháng. Nhưng mỗi ngày chỉ cần bán hai sản phẩm cũng đủ chi phí.

Ngay cả những khách hàng sử dụng hàng hiệu có ý thức, từng có thời gian dài tiếp xúc với nhiều sản phẩm hàng hiệu chất lượng đôi khi cũng không tránh được quả lừa bởi tâm lý được mua rẻ, ỷ lại vào đơn vị phân phối nên đã bỏ qua vài thao tác soi hàng. Con buôn thì được dịp thoả sức hoán đổi, đánh tráo thương hiệu hòng trục lợi.

(Theo VEF)

  • Sẽ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20-23%
  • Khởi tố hình sự vụ buôn lậu xăng dầu tại Vinapco
  • Ai chủ mưu buôn lậu xăng ở Vinapco?
  • Vinapco bị cáo buộc buôn lậu xăng dầu siêu lợi nhuận
  • Doanh nghiệp "sốc nặng" vì bỗng dưng gánh oan tiền tỷ vì quyết định của Hải quan
  • Tăng rất cao nhiều mức phạt vi phạm giao thông từ 10/11
  • Tội phạm tham nhũng “ẩn” vì có sự bao che !?
  • Ồ ạt nhập đỉa: Rất nguy hiểm cho người
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%