Có cần Kiến trúc sư trưởng?
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (đoàn Gia Lai) cho rằng, cần làm rõ HĐKTQH và KTST tư vấn cho ai? Cả HĐ và KTST cùng tư vấn thì trách nhiệm cuối cùng thuộc về ai? KTST là chức danh cá nhân hay có bộ máy giúp việc? Đã là luật thì cần quy định rõ, không thể nêu chung chung giao cho Chính phủ quy định được. Phân tích rõ hơn, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (đoàn Hà Nội) nêu, nếu giao cho Chính phủ quy định 2 chức danh trên mà không cụ thể về thiết chế, bộ máy tổ chức, quan hệ với các sở, ngành khác... dễ dẫn đến sự chồng chéo, dẫm lên chân nhau. Lấy ví dụ như Hà Nội, đã từng có KTST, ban đầu là chức danh, sau hành chính hóa, có cả bộ máy giúp việc, thực thi cả nhiệm vụ quản lý theo mô hình siêu sở. Do những bất cập, hạn chế trên nên sau đó đã phải bỏ KTST để thành lập Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà đề nghị bỏ KTST, quy về một đầu mối là HĐKTQH. "Hà Nội có HĐKTQH nhiều năm nay, quy tụ chuyên gia các lĩnh vực, làm chức năng tư vấn, phản biện cho chính quyền rất hiệu quả". Một số đại biểu cho rằng, cần đánh giá hoạt động của Sở Quy hoạch - Kiến trúc ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nếu hiệu quả rồi thì không cần có thêm KTST.
Tuy nhiên, đại biểu Phạm Phương Thảo và Nguyễn Đăng Trừng (đoàn TP Hồ Chí Minh) lại cho rằng, trong bối cảnh đô thị phát triển nóng, tự phát, lộn xộn như hiện nay, rất cần có KTST làm người cầm trịch về quy hoạch. "Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã từng có KTST, giờ lại hình thành lại KTST nên cần quy định rõ thiết chế tổ chức, quan hệ của chức danh này với các ngành khác. Quan trọng hơn, theo đại biểu Phạm Phương Thảo, KTST phải là người có năng lực, kiến thức, tiếng nói có trọng lượng.
Bộ Xây dựng không nên "vừa đá bóng vừa thổi còi"
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị, về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, hiện có 2 phương án: thứ nhất, Bộ Xây dựng lập quy hoạch chung cho các đô thị đặc biệt; thứ hai giao chính quyền đô thị thẩm quyền lập quy hoạch đô thị loại đặc biệt. Nhiều đại biểu cho rằng, Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý chỉ nên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và thẩm định quy hoạch. Nếu giao Bộ vừa lập quy hoạch vừa thẩm định quy hoạch khác nào "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng, TP Hồ Chí Minh đề nghị giao chính quyền lập quy hoạch là phù hợp, sát thực nhất vì chính quyền nắm rõ, đầy đủ về thực trạng, yêu cầu phát triển đô thị và có thể khai thác tiềm năng, đặc điểm của đô thị đó trong quy hoạch. Có ý kiến cho rằng, không nhất thiết giao Bộ Xây dựng lập quy hoạch để bảo đảm "quan hệ với các vùng hay sự lan tỏa của đô thị đặc biệt" vì trong quá trình thẩm định quy hoạch Bộ cũng có thể làm được điều này, mặt khác, việc thẩm định của Bộ sẽ khách quan hơn.
(Theo Y Linh // Hanoimoi Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com