Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hai giáo viên chiếm đoạt tiền tỷ của ngân hàng

Lợi dụng chủ trương cho giáo viên vay vốn cải thiện đời sống, Võ Thị Yểm và Bùi Thanh Tuyền - giáo viên Trường Tiểu học Phú Lâm, lập hàng loạt hồ sơ khống để vay và chiếm đoạt số tiền lớn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn TPHCM (NHNN&PTNT).

Cơ quan CSĐT Công an TPHCM vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét đối với Võ Thị Yểm và Lê Việt Phương – cán bộ chi nhánh NHNN&PTNT TPHCM, đồng thời khởi tố (cho tại ngoại) đối với Bùi Thanh Tuyền để điều tra làm rõ sai phạm.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, từ năm 2003 đến năm 2007, Yểm và Tuyền 31 lần đến Phòng Giao dịch Phú Lâm, thuộc Chi nhánh NHNN&PTNT TPHCM, lập 158 hồ sơ dưới danh nghĩa là cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Phú Lâm (PL) để vay gần 3,7 tỷ đồng.

Võ Thị Yểm đã lập 102 hồ sơ xin vay vốn nhưng thực chất chỉ có 21 hồ sơ là cán bộ giáo viên của trường (và được đóng dấu thật), số hồ sơ còn lại là của người ngoài, đóng dấu thật (hoặc dấu giả) và được chi nhánh NHNN&PTNT thành phố cho vay gần 2,4 tỷ đồng.

Theo khai nhận của 41 người đứng tên trên hồ sơ vay vốn, sau khi đến ngân hàng ký nhận tiền, họ đưa lại cho Võ Thị Yểm và được Yểm cho vay lại từ 3-4 triệu đồng với phương thức trả góp không tính lãi.

Với thủ đoạn tương tự, Bùi Thanh Tuyền lập 56 hồ sơ mang tên cán bộ giáo viên của trường PL để xin vay gần 1,3 tỷ đồng.

Theo khai nhận của Tuyền, trong 56 hồ sơ có 11 hồ sơ là của cán bộ giáo viên và đóng dấu thật của trường, 27 hồ sơ là người ngoài, ba hồ sơ  là cán bộ, giáo viên của trường nhưng đóng dấu giả; 15 hồ sơ là người quen của Tuyền nhưng  ghi là giáo viên của trường và đóng dấu giả…

Võ Thị Yểm và Bùi Thanh Tuyền khai, trong 158 hồ sơ lập để vay vốn, ngoài một số ít hồ sơ là chữ ký thật của hiệu trưởng trường và chủ tịch công đoàn trường thì các hồ sơ còn lại đều do Bùi Thanh Tuyền ký giả chữ ký của hai cán bộ này.

Để qua mặt cơ quan chức năng, Võ Thị Yểm nhờ một người đàn ông trung niên (chưa rõ họ tên địa chỉ) khắc dấu giả và người này trực tiếp giữ con dấu, mỗi khi cần dùng thì Yểm mang hồ sơ ra đóng dấu.

Kết quả giám định chữ ký và con dấu trên 68 “giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn” hiện còn dư nợ (chưa thanh toán) thì chữ ký và dấu tên thầy Nguyễn Văn Hoàng - Hiệu trưởng và thầy Nguyễn Hữu Tòng – Chủ tịch công đoàn, là chữ ký giả và dấu tên giả. Tổng cộng có 53  tài liệu đóng dấu giả mang tên Trường PL.

Mỗi lần xin vay vốn, hai bị can Tuyền và Yểm đều bỏ phong bì từ 300 – 500 nghìn đồng mỗi hồ sơ xin vay vốn để đưa cho Lê Việt Phương - cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm định hồ sơ. Từ năm 2003 -2007, Lê Việt Phương nhận tổng cộng khoảng 74 triệu đồng.

Theo cơ quan điều tra, hành vi của Võ Thị Yểm và Bùi Thanh Tuyền có dấu hiệu cấu thành tội: “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, “Lừa đảo chiếm đoạt TS” và “Đưa hối lộ”. Bị can Lê Việt Phương có dấu hiệu cấu thành tội “Nhận hối lộ”. 

(Theo Huy Thịnh // Tienphong Online)

  • Những thủ đoạn chia chác tinh vi
  • Vụ sai phạm tại Vifon: Đã thu hồi 24 tỷ đồng
  • Lại một chiêu trốn thuế?
  • Hơn 3.300 tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích
  • Lập hợp đồng khống 60.000 USD, lãnh đạo HAPULICO bị khiển trách
  • Bảo vệ cảng Hải Phòng rút ruột container
  • Vụ tiêu cực đất đai tại huyện Hóc Môn: Truy tố nguyên Chủ tịch UBND huyện và 9 đồng phạm
  • Ra mắt 21 cuốn sách pháp luật mới nhất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%