Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hải Phòng: Cảnh báo tai nạn lao động!

Vụ nổ hóa chất nhà máy nhiệt điện Hải Phòng

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, theo thống kê chưa đầy đủ, Hải Phòng tính đến nay đã có 6 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng, làm chết 9 người, nhiều người khác bị thương, chủ yếu ở lứa tuổi từ 18-40, tập trung ở khối công nghiệp, xây dựng.

Theo thống kê của Liên đoàn Lao động Hải Phòng: trong số hàng trăm vụ TNLĐ xảy ra tại Hải Phòng từ năm 2009 đến nay, có khá nhiều các vụ TNLĐ nặng. Đồng nghĩa với đó, không chỉ sinh mạng của nhiều người lao động bị cướp đi, mà còn những hệ lụy khác với gia đình nạn nhân và cả xã hội.

Đâu là nguyên nhân ?

Năm 2009, Hải Phòng xảy ra 84 vụ TNLĐ, trong đó có 14 vụ TNLĐ làm chết 14 người, 20 vụ TNLĐ làm 20 người bị thương nặng. Các vụ TNLĐ chết người đều xảy ra trong lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu biển, SX vật liệu xây dựng, vận tải hàng hóa. Các yếu tố gây TNLĐ chết người chủ yếu do điện giật, ngã từ trên cao, va đập mạnh...

Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân gây ra TNLĐ được biết: hầu hết nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ do trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và cả phía cơ quan quản lý nhà nước.

Về phía người sử dụng lao động, rất nhiều DN, nhất là DNNVV chưa tổ chức huấn luyện về ATLĐ cho người lao động theo đúng quy định, hoặc có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, nội dung huấn luyện còn chung chung, chưa đi sâu vào lĩnh vực lao động đặc thù của DN. Ở nhiều DN, các máy thiết bị không có hướng dẫn quy trình vận hành, nhất là những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, dẫn đến tình trạng người lao động không nắm chắc quy trình vận hành nên để xảy ra tai nạn. Bên cạnh đó, do nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của công tác AT-VSLĐ-PCCN nên nhiều chủ sử dụng lao động chưa có biện pháp thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người lao động (NLĐ) tuân thủ các quy định của nhà nước về ATLĐ.

Về phía NLĐ, do không có nhận thức đúng đắn về công tác này nên nhiều người đã vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc, làm bừa, làm ẩu. Ngay cả những người được đào tạo cơ bản về AT-VSLĐ nhưng do chủ quan, ý thức chấp hành kỷ luật kém nên đã gây ra những TNLĐ đáng tiếc cho bản thân và DN. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra AT-VSLĐ chưa thường xuyên, số cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp Luật lao động tại các DN còn hạn chế, do đó chưa kịp thời phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật, các tiêu chuấn, quy chuẩn kỹ thuật ATLĐ dẫn đến nhiều vụ TNLĐ  nghiêm trọng đã xảy ra. Việc xử lý các vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng chưa kịp thời và nghiêm khắc nên chưa có tính răn đe, giáo dục.

Biện pháp...

Tính đến nay, Hải Phòng đã có 6 vụ TNLĐ nghiêm trọng, làm chết 9 người, nhiều người khác bị thương. Đây là những vụ đã được chủ sở hữu lao động báo lên, nhưng trên thực tế, những vụ TNLĐ xảy ra, với nhiều lý do khác nhau, hoặc không kịp báo cáo cơ quan chức năng để tổng hợp hoặc cố tình ỉm đi, cũng không phải ít. Đáng chú ý, hầu hết những người thiệt mạng do TNLĐ đều có hoàn cảnh hết sức éo le và thường là trụ cột kinh tế trong các gia đình.

Ngoài những vụ TNLĐ đã được cơ quan chức năng ở Hải Phòng thống kê nêu trên, căn cứ vào số liệu theo dõi của các cơ sở y tế thì thấy, số người nhập viện do TNLĐ trên địa bàn Hải Phòng thời gian qua, thực tế còn cao gấp nhiều lần con số báo cáo. Điều này khẳng định, TNLĐ, đặc biệt là TNLĐ nặng đã đến hồi báo động "đỏ".

Nhằm hạn chế TNLĐ, nhất là TNLĐ nặng xảy ra, trước hết, cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động nhằm nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, cơ sở SXKD và NLĐ để mọi người có ý thức cảnh giác và phòng ngừa TNLĐ. Các cơ quan, ban ngành chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về AT-VSLĐ-PCCN ở tất cả các cơ quan, DN thuộc các thành phần kinh tế. Trong đó, đặc biệt tập trung thanh tra, kiểm tra các DN tư nhân và các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt - sửa chữa- sử dụng điện, khai thác đá và sử dụng vật liệu công nghiệp, sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.

Đối với DN, phải lấy biện pháp phòng ngừa là chính, tăng cường công tác tự kiểm tra, kịp thời phát hiện và khắc phục những nguy cơ mất an toàn lao động. Đồng thời tổ chức tốt công tác bảo hộ lao động, đầu tư cải thiện điều kiện làm việc của NLĐ. Hằng năm, các cơ quan, DN phải nghiêm túc tổ chức huấn luyện công tác AT-VSLĐ, tăng cường tuyên truyền, giáo dục người lao động tự giác chấp hành các quy định về bảo hộ lao động. Đặc biệt, đối với những lao động làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc tiếp xúc với đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động cần phải thường xuyên tập huấn và nhắc nhở thực hiện quy định của Luật Bảo hộ lao động. Có như vậy mới hạn chế được TNLĐ xảy ra.

(Theo Huệ Minh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bãi thị tại Grand Plaza, Hà Nội
  • Từ 1/10, tạm ngừng tạm nhập tái xuất phủ tạng động vật
  • Bốn công ty dược phản bác kết luận thanh tra
  • Tiêu hủy 1.000 sản phẩm tỏi Lý Sơn giả mạo nhãn hiệu
  • "Móc túi" khách hàng: Chủ cây xăng Hoàng Xuân Lộc ra hầu tòa
  • Bầu Đức “kiện” Sở Tài chính Lâm Đồng ra toà
  • Tiêu hủy 40 tấn rùa tai đỏ trước 20-9
  • Đồng Nai: Phù phép thuốc tân dược quá hạn thành còn hạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%