Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng nhập đã nộp thuế có phải là buôn lậu?

Ngày 18.11, HĐXX vụ án buôn lậu hơn 11.000 tấn lá thuốc lá xảy ra tại Cty Thiên Lợi Hoà đã thực hiện tranh tụng về nhóm tội buôn lậu.

Phiên tranh tụng khá nóng bỏng bởi lý lẽ của VKS và các luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Liên, Nguyễn Huy Tần, Vũ Văn Nguyên, Cao Bá Hậu.

Mấu chốt của toàn bộ vụ án là nhóm hành vi của các bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Liên và Nguyễn Huy Tần, chính vì lẽ đó, phần tranh luận gay gắt nhất, mất thời gian nhất và phức tạp nhất để làm rõ hành vi có tội hay không có tội của các bị cáo cũng diễn ra ở đây.

Tiếp diễn với những lý lẽ mà VKS đã đưa ra hôm 17.11 để cáo buộc hành vi buôn lậu của Nguyễn Thị Ngọc Liên và Nguyễn Huy Tần là làm giả con dấu và chữ ký của bà Chu Lệ Nga - Giám đốc Cty Hải Viên, Trung Quốc để buôn lậu, mở đầu phiên tranh tụng, luật sư Nguyễn Phương Nam đã đáp lại: VKS nói rằng mọi tài liệu về con dấu giả đã có trong hồ sơ nhưng cáo trạng không hề nhắc tới công hàm số 05 của cơ quan thương vụ Trung Quốc về con dấu, trong hồ sơ cũng không thể hiện công hàm này nằm ở đâu?

Luật sư Phương Nam đặt câu hỏi: Tại sao những văn bản, mẫu dấu, chữ ký mà Chu Lệ Nga thừa nhận là mẫu gốc lại không được đem ra làm mẫu đối chứng. Luật sư Phương Nam cho rằng: Hồ sơ cho thấy toàn bộ hàng của Liên, Tần nhập về đều đã được nộp thuế đầy đủ, trong 5 năm, Cty Thiên Lợi Hoà đã nộp thuế cho tỉnh Lào Cai 75 tỉ đồng, nếu quy kết như vậy có nghĩa là luật cần có thêm khái niệm "hàng nhập lậu đã được nộp thuế" thì mới có thể buộc tội.

Tự bào chữa cho mình, Nguyễn Thị Ngọc Liên  biện bạch: VKS quy kết chúng tôi nhập lậu là lợi dụng chính sách thuế để được hưởng lợi là không đúng vì thực tế người được hưởng lợi chính sách thuế ở đây là các doanh nghiệp trong nước đã nhập hàng mà chúng tôi nhận nhập uỷ thác cho họ chứ không phải Cty Thiên Lợi Hoà. Vì lẽ đó, Nguyễn Thị Ngọc Liên cho rằng doanh nghiệp Thiên Lợi Hoà chính là bị hại  chứ  không buôn lậu vì không lợi dụng chính sách để hưởng lợi.

Tự bào chữa cho mình, Nguyễn Huy Tần chỉ "tị nạnh" với nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Ngọc Kim rằng: " Sau khi trả hồ sơ điều tra bổ sung, VKS đã phải sửa hành vi nhận tiền của bị cáo Kim, vậy mà chúng tôi không được sửa". Đáp lại những lý lẽ của các luật sư, đại diện VKS đã trình bày: Các bị cáo nhập các lô hàng không có giấy tờ nhưng đã được hợp pháp hoá để vận chuyển vào Việt Nam tiêu thụ là hành vi buôn lậu.

Bào chữa cho Vũ Văn Nguyên, luật sư Chu Mạnh Cường cho rằng "Khi không biết là con dấu giả thì Nguyên, Hậu cũng  phải giống như 4 Cty khác cùng nhập hàng của Liên, Tần hiểu rằng lô hàng là hợp pháp vì vậy không có hành vi gian dối để có thể quy kết là cùng bàn bạc buôn lậu và không thể đồng phạm buôn lậu với Liên, Tần được". 

Luật sư Cường đề nghị: Nguyên, Hậu cũng phải được không xem xét trách nhiệm hình sự giống như 4 Cty đã cùng mua hàng với Cty Thiên Lợi Hoà kia. Đáp lại lập luận này, đại diện VKS cho rằng: Việc bàn bạc giữa Cao Bá Hậu, Nguyễn Thị Ngọc Liên, Nguyễn Huy Tần đã được thể hiện ở các lời khai của Nguyễn Thị Ngọc Liên và lời khai của Vũ Văn Nguyên, Cao Bá Hậu tại cơ quan điều tra.

Cũng bảo vệ cho Vũ Văn Nguyên, luật sư Phạm Hồng Hải cho rằng:  Việc kinh doanh thì phải có bàn bạc, nhưng nội dung bàn gì mới là điều quan trọng. Thế nhưng có đúng các bị cáo Nguyên, Hậu, Liên, Tần bàn nhau buôn lậu không thì không tài liệu nào nói lên điều đó.

( theo báo lao động )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%