Nguyên liệu dùng để sản xuất phân bón giả. |
Theo hồ sơ điều tra, tháng 6/2009, Chi cục quản lý thị trường TP.HCM phối hợp Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 15) kiểm tra hộ kinh doanh Lương Huệ Đạt và phát hiện đang sản xuất phân bón giả, gồm: 610 bao PP-PE chứa phân kali (tương đương 30,5 tấn), trên mặt bao ghi phân kali, lô gô có chữ TSC, sản xuất tại C.I.S, sản xuất đóng gói tại Việt Nam, đơn vị nhập khẩu Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ.
Lực lượng kiểm tra còn thu giữ 2.160 bao bì PP-PE không chứa phân, ghi đơn vị nhập khẩu là Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ và Công ty cổ phần Vinacam và một số dụng cụ dùng để làm giả phân bón…
Kiểm tra giấy phép kinh doanh được biết hộ kinh doanh này chỉ là mua bán phụ gia và thức ăn gia súc (không sản xuất tại cơ sở). Cũng tại điểm trên còn chứa 600 kg phân bón hiệu MOP, 41 tấn hóa chất, 2.650 thùng carton.
Liên quan đến hộ kinh doanh Lương Huệ Đạt, lực lượng quản lý thị trường và công an kiểm tra Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Đóng gói Gia Phát ở ấp 1 Nguyễn Cửu Phú, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh và phát hiện công ty chứa số lượng lớn phân bón giả gồm 38,2 tấn cũng ghi trùng lô gô và các dòng chữa được in trên bao bì phân bón của Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ và Công ty Vinacam...
Cơ quan điều tra đã tổ chức thu mẫu qua trưng cầu giám định, kết quả mới đây cho thấy nhãn hiệu của các bao bì đã thu giữ ở hai cơ sở trên là in giả, mẫu phân bón thu giữ cũng không phù hợp với mẫu so sánh (nhà sản xuất).
Qua điều tra cho thấy, hộ kinh doanh Lương Huệ Đạt đã hành vi sản xuất phân bón giả bằng cách mua phân bón kali trôi nổi trên thị trường (các bao phân bón được mua đều bị ẩm ướt, rách vỏ bao, hàng không có hóa đơn chứng từ).
Còn các loại hóa chất như Sodium Sulphate, Anhydrous, Magnesium Sulphate Hepta… được hộ kinh doanh này mua trôi nổi tại chợ Kim Biên (quận 5, TP.HCM), sau đó đưa về về pha trộn với các bao phân bón trên, thành phân bón hàm lượng oxít kali thấp, đóng gói vào bao mang nhãn hiệu giả của nhà nhập khẩu là Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ và các bao bì in giả nhãn hiệu Công ty Vinacam, để bán ra thị trường nhằm kiếm lời bất chính.
Hiện tại, công an tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
(Theo Thế Vinh // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com