Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát hiện một loạt sai phạm của Jetstar Pacific Airlines

JPA không thừa nhận động cơ bị hỏng này là của máy bay do JPA khai thác - tinkinhte.com
JPA không thừa nhận động cơ bị hỏng này là của máy bay do JPA khai thác
Thanh tra Cục Hàng không vừa đưa ra một loạt kết luận quan trọng cho thấy, trong suốt thời gian qua, Jetstar Pacific Airlines (JPA) đã "phớt lờ" đi nhiều yêu cầu bắt buộc về an toàn bay, coi thường tính mạng của khách hàng.
 
Theo thanh tra Cục HKVN (gọi tắt là thanh tra), JPA được Cục HKVN cấp Chứng chỉ tổ chức bảo dưỡng tàu bay theo Quy chế hàng không VAR-145 nhưng việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của tổ chức bảo dưỡng trên thực tế không đúng với mô hình nêu trong Tài liệu điều hành bảo dưỡng, sơ đồ tổ chức và giải thích hệ thống điều hành còn bất cập, không có sự thống nhất, nhiều người nước ngoài được đưa ra trong sơ đồ tổ chức nhưng không quy định trách nhiệm hoặc không chỉ rõ người phải chịu trách nhiệm. JPA đã không lập kế hoạch và đánh giá kế hoạch về nhân sự bảo dưỡng theo quy định. Hậu quả là JPA từ tháng 1/2009 đến nay đã phải thực hiện nhiều nhân nhượng nhằm kéo dài thời hạn bảo dưỡng, mặc dù việc cấp nhân nhượng không nằm ngoài phạm vi được ủy quyền, với nguyên nhân là thiếu nhân lực thực hiện.
 
Bên cạnh đó, JPA không bảo đảm được đầy đủ các điều kiện đối với nhà xưởng bảo dưỡng theo quy định của Tài liệu giải trình bảo dưỡng tàu bay, như các kho bảo quản thiết bị, dụng cụ quá chật, xưởng bảo dưỡng bánh xe cụm phanh quá nóng; kho hóa chất được để ở phòng riêng nhưng để chung với lốp tàu bay, tường bị mối xông rất nhiều, không có hệ thống chữa cháy; bình ắc quy được bảo quản trong kho thiết bị. JPA đã cấp ủy quyền cho phi công ký xác nhận đưa tàu bay A320 vào khai thác mà không có chương trình huấn luyện, quy trình huấn luyện; hồ sơ cấp chứng chỉ cho phi công để cấp CRS cho tàu bay đưa vào khai thác không được lưu đầy đủ.

Về quy trình bảo dưỡng và cơ chế giám sát việc bảo dưỡng tàu bay, thanh tra kết luận lỗi lớn nhất của JPA là đã xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng bảo dưỡng hoạt động rất kém, vai trò của hệ thống bảo đảm chất lượng bảo dưỡng gần như không có; để xảy ra nhiều sai phạm trong quy trình bảo dưỡng.

Những lỗi vi phạm nghiêm trọng nhất của công tác bảo dưỡng bao gồm: thực hiện bảo dưỡng không đúng theo tài liệu bảo dưỡng quốc tế AMM, SRM, hoặc quy trình đã được Cục HKVN phê chuẩn trong khoảng thời gian dài; Mang ống chống đóng băng hàn tại cơ sở không được phép, đồng thời nhân viên kỹ thuật đã cố tình che dấu hỏng hóc; Cấp chứng chỉ cho nhân viên mức A được phép trì hoãn các hỏng hóc thuộc phạm vi MEL/CDL mà chưa đươc huấn luyện phù hợp; Nhiều nhà thầu phụ không được đánh giá đầy đủ theo đúng quy định;  Nhiều hỏng hóc được phát hiện nhưng không được ghi lại trong hồ sơ bảo dưỡng; phi công xóa hoặc xác nhận “ghi nhầm” hỏng hóc có thật tại các sân bay không có thợ máy kỹ thuật đủ thẩm quyền sửa chữa hỏng hóc; có trường hợp phi công chuyến bay không ghi lại sự bất thường khi hạ cánh; có sự cố không được báo cáo...

Trên cơ sở hàng loạt sai phạm trên, Cục HKVN đã quyết định đưa ra 9 khuyến cáo, xử lý, bao gồm: thu hồi năng định mức A của chứng chỉ phê chuẩn bảo dưỡng tàu bay của JPA;  Hủy bỏ phê chuẩn chức danh trong tổ chức điều hành bảo dưỡng của JPA đối với các ông Lương Hoài Nam - Tổng giám đốc (hiện đã thôi chức và đang bị tạm giam); ông Atanas Stankov-Trưởng phòng chất lượng kỹ thuật; ông David Andrew- Trưởng phòng bảo dưỡng; Thu hồi công nhận chứng chỉ thợ kỹ thuật đối với ông John Louis Korgul.; Khuyến cáo toàn bộ kỹ sư, thợ kỹ thuật, phi công của JPA đã có những hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo dưỡng tàu bay không được tái phạm.
 
Cục cũng khuyến nghị, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, Tổng giám đốc JPA có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và phải báo cáo kết quả thực hiện về Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 20/2/2010.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tổng công ty Lilama lưu hành tiền 5 triệu đồng
  • 11 bị can bị truy tố trong vụ án "ăn xăng" tại Vinapco
  • Bán ô tô, xe máy: Không trung thực sẽ bị ấn định thuế
  • Các dự án “treo” ở Hà Nội: liệu có xử lý triệt để ?: Nghịch lý lớn
  • Sẽ có tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập
  • Xử phạt một công ty 50 triệu đồng
  • Ngành Thuế : Hướng tới DN
  • Hơn 90% dòng thuế được cam kết cắt giảm đã có hiệu lực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%