Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát hiện thịt lợn nhiễm chất cấm ở Hà Nội

Người dân Hà Nội đang hoang mang về thông tin thịt lợn nhiễm chất cấm
Chỉ cần một muỗng cà phê chất tạo nạc, sau ba tháng lợn đã có thể xuất chuồng.
 
Sở NN&PTNT TP Hà Nội vừa đưa ra thông tin gây sốc: Trong 227 mẫu gồm thức ăn chăn nuôi, thịt lợn đem đi kiểm nghiệm có 8 thịt mẫu dương tính với chất tạo nạc (gốc Beta- Agonits).  Ngoài ra, cơ quan này còn cho biết, xét nghiệm 45 mẫu rau, đã phát hiện năm mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Trao đổi với Người đưa tin, ông Nguyễn Huy Đăng, phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết: 8 mẫu thịt lợn bị phát hiện nhiễm chất tạo nạc là mẫu ngẫu nhiên tại một số chợ, siêu thị trên các địa bàn Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân. Kết quả xét nghiệm cho thấy, các mẫu trên dương tính trên 30% với chất tạo nạc (có tồn dư Beta-agonist).

Cũng theo ông Đăng, với loại lợn siêu nạc giống tốt nhất trong nước hiện nay, người dân phải mất 5 tháng mới đạt trọng lượng 95-100 kg/con nhưng cho thêm 1 thìa cà phê thần dược Beta-Agonist vào thức (cho 10 con lợn loại 70-80 kg/con), thời gian xuất chuồng rút ngắn chỉ còn ba tháng. Ông Đăng khẳng định, vì lý do kinh tế nên nhiều hộ gia đình đã dùng chất này để tạo nạc và tăng năng suất.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, (Bộ NN&PTNT), nếu nhìn bằng mắt thường khó phân biệt thịt lợn được nuôi bằng thức ăn tạo nạc và thịt nạc bình thường. Tuy nhiên, người dân nên tránh những loại thịt lợn phần nạc có màu đỏ giống thịt bò.

Bởi vì, tỷ lệ nạc lớn, phần nạc sát với da, phần mông và đùi bung nở khác thường có dấu hiệu sử dụng chất cấm. Theo ông Dương, Bộ NN&PTNN đã có văn bản mời Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế) tham gia lấy mẫu thịt trên thị trường, để kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm thêm mộåt lần nữa.

Được biết, nhiều cuộc khảo sát lấy mẫu thịt lợn ở Thủ đô trước đây chưa từng phát hiện thấy loại chất cấm này.

Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, người dân Hà Nội khá hoang mang. Thậm chí, có khu chợ, nhiều người phản ứng bằng cách tẩy chay loại thịt này. Trong khi lợn nhiễm chất siêu tạo nạc, rau nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, người dân ra chợ không biết nên chọn loại thực phẩm nào để bảo vệ chính mình.

Kiểm soát chất lượng thực phẩm từ gốc

Trả lời Người đưa tin, PGS.TS Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cho rằng, việc Hà Nội phát hiện ra chất tạo nạc trong thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng. Bởi vì Hà Nội là nơi dân cư đông đúc, nếu thịt lợn bị nhiễm chất tạo nạc sẽ gây hoang mang và ảnh hưởng đến rất nhiều người.

Điều cần làm ngay trước mắt là các lãnh đạo TP Hà Nội phải tăng cường kiểm tra giám sát các lò giết mổ, các nguồn thịt lợn từ các quận, huyện vào trung tâm thành phố. Ngoài ra, người dân cũng nên cảnh giác và cẩn trọng với loại thịt này.
 

400 lò giết mổ không đảm bảo vệ sinh

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nôi, hiện trên địa bàn có hơn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư, không đảm bảo VSATTP. Các cơ sở này không bố trí các khu riêng biệt, không có khu xử lý thịt và phụ phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

Ngoài ra, họ không có hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng gây mất vệ sinh môi trường. Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ này cung cấp đến 47% lượng thịt trâu, bò, 37% thịt lợn và 57% lượng thịt gia cầm cho TP Hà Nội.

Trong khi đó, các cơ quan thú y gần như không kiểm soát được. Ngoài ra, 13 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán thủ công khác cũng chưa đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, chưa thực hiện đúng quy trình giết mổ theo quy định.

 
(Theo NĐT)

  • Kiến nghị thu thuế xe của Việt kiều hồi hương
  • Chông chênh... pháp lý
  • Không khám xét 2 lần hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu
  • Nếu DNNN được bán đất...
  • Phi lý kinh phí công đoàn lấy từ quỹ lương
  • Thu 25 triệu đồng/ngày từ tiền "lót tay"
  • 9 bị cáo vụ Vinashin lĩnh tổng cộng 124 năm tù
  • Nỗi ám ảnh mang tên ngà voi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%