Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phòng, chống tham nhũng ở một số tỉnh phía nam có gì mới?

Vừa qua, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã có cuộc họp báo định kỳ tại Bến Tre. Trong cuộc họp báo, đồng chí Lê Mạnh Luân, Phó chánh Văn phòng nhận xét: “Công tác phòng, chống tham nhũng ở 10 tỉnh phía Nam trong 6 tháng đầu năm 2009 tiếp tục được củng cố, tăng cường và đạt được kết quả”. Nhưng đằng sau kết quả đó, các đại biểu dự cuộc họp báo còn rút ra nhiều nội dung có ý nghĩa sâu sắc, thiết thực.

Thấy càng rõ “Vùng sáng” và “bóng tối”

Ông Lê Mạnh Luân, Phó chánh VP Ban PCTM TW phát biểu tại cuộc họp.

Theo báo cáo Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, các địa phương như Bến Tre, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bình Phước, Ninh Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu trong 6 tháng đầu năm 2009, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 422 vụ, kết thúc 222 vụ, đã phát hiện sai phạm 26.215 triệu đồng, đã thu hồi được 15.791 triệu đồng, 15,85 ha đất, 6,3 ha đất phi nông nghiệp, trả lại tiền sử dụng đất cho 10 hộ dân, xử lý vi phạm hành chính 2.404,5 triệu đồng. Đáng chú ý là Kiên Giang đã thẩm định 25 gói thầu giảm được 4.472 triệu đồng, Ninh Thuận qua thanh kiểm tra đã truy thu tiền thuê đất 228,044 triệu đồng của 37,544 ha và không thu tiền sử dụng đất 10 hộ.

Cũng trong thời gian này, các địa phương đã kết luận 25 tổ chức và 54 cá nhân sai phạm, xử lý kỷ luật 15 đảng viên, chuyển xử lý hình sự 3 vụ với 4 đối tượng. Hơn 90% số vụ sai phạm được phát hiện là qua thanh tra, kiểm tra, chứng tỏ công tác này có sự khởi sắc. Tuy nhiên, xử lý sau kiểm tra vẫn là khâu yếu, thiếu tác dụng răn đe, giáo dục. Khởi tố điều tra 41 vụ với 67 bị can, nhưng vẫn còn có ý kiến cho rằng việc phát hiện tham nhũng trong thời gian qua còn yếu, số vụ mới phát hiện chưa tương xứng với tình hình tham  nhũng hiện nay. Truy tố 17 vụ với 37 bị can. Nhìn chung là có tiến bộ, có cảm giác cấp huyện thực hiện công tác này nghiêm hơn, nặng hơn so với cùng mức vi phạm ở các thành phố. Việc xét xử án tham nhũng trong thời gian qua được 16 vụ với 33 bị cáo. Dư luận chung cho rằng là công khai đúng người đúng tội, có chất lượng, nghiêm minh, dân đồng tình.

Trong 6 tháng có 532 đơn khiếu nại, tố cáo, trong đó số đơn liên quan đến tham nhũng chiếm 5%, xử lý kịp thời, nhanh, như vụ khiếu kiện hơn 200 người ở Kiên Giang, đòi Nhà nước cấp đất rừng phòng hộ, vụ việc xử lý ngay trong ngày 28/2/2009.

Các địa phương đã thật sự quan tâm giải quyết trên tinh thần trân trọng, lắng nghe và quyết tâm giải quyết từng vụ việc với phương châm “Đúng sai đều kết luận rõ và đảm bảo yêu cầu bí mật khi người tố cáo có yêu cầu. Đơn thư tố cáo không nhiều, nhưng nội dung rõ ràng, chính xác hơn trước. Phần đông người tố cáo có thái độ cộng tác, tích cực đấu tranh, không sợ trả thù. Vẫn còn thư nặc danh, nhưng nội dung rất cụ thể, rõ ràng, số đơn này thường do cán bộ thuộc nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước tố cáo, nhưng không dám lộ diện.

Nhận diện để loại trừ

Trong họp báo, các đại biểu đều có một  nhận định chung về đặc điểm làm khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, xử lý là tội phạm thường là người có chức, có quyền, có trình độ chuyên môn, nên có điều kiện lợi dụng kẻ hở của pháp luật và biết cách che giấu hành vi phạm tội, như tạo dựng, hợp thức hóa sổ sách, chứng từ, tài liệu cần thiết nhằm che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước; thường do một nhóm người trong cơ quan, đơn vị cùng nhau thực hiện nên có sự bao che, đồng lõa có hệ thống từ thủ trưởng, thủ quỹ, kế toán, các bộ phận nghiệp vụ,… nên khó khăn không ít cho việc phát hiện, điều tra; Là người có chức vụ thực hiện hành vi phạm tội, nên nhiều cán bộ trong các cơ quan tố tụng có tâm lý e ngại, nể nang, né tránh, thậm chí có nơi còn tác động từ nhiều phía vào quá trình xử lý vụ án không đúng hoặc không kiên quyết, dứt điểm; tội phạm về tham nhũng thường trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức thậm chí có tác động lớn đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nên khi tiến hành giải quyết vụ việc các cơ quan tiến hành tố tụng, thường báo cáo cho cấp ủy Đảng, để có thuyết phục thì đó là một việc không dễ đối với cơ quan chức năng, vì ban đầu thường không đầy đủ thông tin, phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật điều tra, như khởi tố vụ án từng phần, bắt tạm giam thủ ủy, kế toán,… để tìm chứng cứ đầy đủ. Vụ Nông trường Sông Hậu là một minh chứng; tội phạm về tham nhũng thường phức tạp vì có sự đan xen giữa tội phạm về kinh tế và tội phạm chức vụ, nên khi điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng thường có quan điểm khác nhau về đánh giá tội danh dẫn đến đường lối xử lý không thống nhất, dẫn đến tình trạng án phải trả về điều tra bổ sung nhiều lần, kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Giải quyết được thực trạng này, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng với Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng từng cấp, thì việc xử lý mới bảo đảm đúng thời hạn luật định.

Để cho công tác phòng chống tham nhũng được chủ động và đi vào thực chất, theo đồng chí Võ Thanh Liêm, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh Bến Tre về phòng, chống tham nhũng, thì “phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công tác này”.

Cụ thể: “Tạo nhận thức đúng mực trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể về chủ trương và pháp luật, nhất là những cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo các cấp. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật trong dân  nói chung cũng cần xem lại, học để hiểu và chấp hành chứ không dừng lại ở số lượng.

Các nguyên tắc của Đảng phải được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ và tự phê bình, phê bình đúng thực chất, có như vậy mới tạo được không khí sinh hoạt nội bộ bình đẳng, đoàn kết thực hiện nhiệm vụ chính trị, từ đó tính chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng nâng cao, dân chủ nội bộ mới khắc phục được bệnh hình thức.

Ngoài thanh tra, kiểm tra theo đoàn có trọng tâm, trọng điểm cần phải chú ý tăng cường công tác tự kiểm tra của cơ sở, đơn vị thường xuyên và không ngừng nâng cao chất lượng. Cải cách hành chính cần được tăng cường theo hướng giảm rườm rà, bớt kẻ hở, tăng trách nhiệm. Việc thực hiện quy chế dân chủ đúng thực chất, tránh hình thức,… là một trong những yếu tố phòng và chống tham nhũng có hiệu quả”.

(Theo LÊ QUANG NHUNG // Báo Nhân dân điện tử)

  • Kỷ luật Giám đốc Sở Xây dựng Cà Mau
  • Mặt bằng thuộc Tổng Công ty Dệt may Gia Định - Từ cho thuê dài hạn đến “nằm chết” cả năm!
  • Lĩnh vực đất đai còn tới 85 thủ tục hành chính
  • Nhiều cột xăng bơm tay mini gian lận
  • Trộm cước viễn thông quốc tế: Tội phạm kinh tế nguy hiểm
  • Vụ “Buôn bán quân trang, quân dụng tại chợ Dân Sinh”: Xử phạt 4,25 triệu đồng, tiêu hủy tang vật
  • Lĩnh vực đất đai còn tới 85 thủ tục hành chính
  • Trộm cước viễn thông quốc tế: Tội phạm kinh tế nguy hiểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%