Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vấn nạn mất cắp hàng hóa của DN : Giám sát chặt DN vận tải

Một góc Tân cảng Sóng Thần (ảnh: Huỳnh Công Bá)
Nạn mất cắp hàng hóa thường xuyên diễn ra trong quá trình vận chuyển không chỉ làm giảm uy tín của DN mà còn đẩy DN rơi vào cảnh nợ nần chồng chất do phải bồi thường thiệt hại cho phía chủ hàng.

Tình trạng mất cắp hàng hóa diễn ra liên tục với quy mô ngày càng lớn khiến các DN như ngồi trên đống lửa.

Những vụ “rút ruột”triệu đô”

Theo Hiệp hội Điều VN, chỉ trong vòng mấy năm trở lại đây, các DN ngành điều đã mất một lượng hàng trên 5.000 cartons điều các loại, tương đương trên 113.400 tấn, giá trị khoảng 2 triệu USD. Có trường hợp DN xuất khẩu điều mất hàng chỉ còn sót lại 6 cartons điều nhân trong container. Nguy hiểm hơn là những kẻ trộm này tỏ ra rất chuyên nghiệp và có tổ chức.

Không chỉ cố tình “rút ruột” hàng hóa của DN để chuộc lợi, nhiều trường hợp đối tượng còn lợi dụng sự sơ hở ở các cảng để chiếm đoạt. Trường hợp của Nguyễn Tiến Trường, nhân viên giao nhận của Cty TNHH Thép Phú Vinh là một ví dụ, khi được giao nhiệm vụ ra cảng Bến Nghé và cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (NRKH) để nhận các lô hàng sắt thép xây dựng. lợi dụng sơ hở trong việc quản lý của cảng NRKH, Trường đã chiếm đoạt và thuê xe vận chuyển bán 115 cuộn thép giao nhằm tư lợi. Vụ việc này đã gây thiệt hại cho cảng NRKH hơn 3 tỷ đồng.

Một ví dụ nữa qua trường hợp của đối tượng Lê Đình Biên, phụ xe của Cty Vận tải Minh Phương. Biên đã cùng đồng bọn trộm cắp lô hàng xuất khẩu (hiệu giày thể thao Nike) trị giá 53.000 USD, trên đường vận chuyển từ Bình Dương về Cát lái thì bị bắt quả tang. Thủ đoạn của chúng là dùng hàn đá cắt vỏ thùng container (mặt trên) để lấy hàng rồi hàn, sơn lại như cũ. Trước đó, với thủ đoạn tương tự, các đối tượng này đã thực hiện chót lọt một vụ.

Quýt làm, cam chịu

Việc các DN bị chính tài xế, phụ xe, giám sát… của mình ăn trên đầu, trên cổ khiến các DN rất bức xúc, bởi hậu quả để lại đằng sau những vụ việc trên là rất lớn và DN phải “gồng” mình giải quyết. Điển hình như vụ Nguyễn Tiến Trường “ẵm” 115 cuộn sắt khoanh nêu trên. Sau khi Trường bỏ trốn, hiện vụ việc vẫn chưa được giải quyết. Cảng NRKH yêu cầu Cty Thép Phú Vinh phải có trách nhiệm hoàn trả lại kho bãi cảng NRKH số lượng hàng dư 115 cuộn sắt khoanh. Còn Cty Thép Phú Vinh cho rằng họ không có trách nhiệm vì điều này hoàn toàn vô lý. Trong công văn phúc đáp, đại diện Cty này khẳng định: “Lệnh giao hàng mà cảng NRKH nhận được có cùng nội dung với lệnh giao hàng của Cty chúng tôi. Trên cơ sở giấy giới thiệu nhận Bill RDVN-07A và lệnh giao hàng cho ông Trường, quý cảng chỉ có nghĩa vụ giao hàng đúng theo số lượng, chất lượng và trọng lượng đúng theo lệnh giao hàng trên. Ngoài ra, không có nghĩa vụ giao bất cứ lô hàng nào cho ông Trường khi chưa có lệnh giao hàng của chủ hàng phát hành đối với các Bill khác và khi chưa có giấy giới thiệu của Cty chúng tôi cho những Bill này. Số lượng sắt ông Trường nhận do nhân viên của cảng “giao nhầm”, ông Trường đã mang bán đi, chúng tôi hoàn toàn không biết và chúng tôi không có trách nhiệm phải bồi thường”.

Đại diện Cty Thép Phú Vinh còn bức xúc: Phải chăng cảng NRKH chưa hiểu rõ vấn đề hay thấy không còn khả năng thu hồi hàng hóa do Nguyễn Tiến Trường đã bỏ trốn nên quay sang bắt chúng tôi phải chịu trách nhiệm trả lại hàng cho cảng? Nội dung yêu cầu của cảng đã xúc phạm tới danh dự của chúng tôi khi cho rằng chúng tôi thông đồng để nhận lô hàng 611 cuộn sắt (trong đó bao gồm số lượng sắt mà ông Trường nhận dư) nay phải có trách nhiệm trả lại cho cảng?

Giải pháp nào?

Giám đốc Cty Thép Phú Vinh kiến nghị: Cảng nên rà soát lại toàn bộ quy trình quản lý của cảng để đảm bảo an toàn hàng hóa khi ra vào cảng. Đồng thời, ngay khi phát hiện vụ việc nên yêu cầu cơ quan điều tra vào cuộc để làm rõ trắng đen, tránh gây ra những hiểu nhầm với phía đối tác.

Còn phía Hiệp hội Điều cho rằng: Bộ giao thông vận tải cần ban hành cơ chế chính sách quản lý, giám sát các DN hành nghề vận tải hàng hóa trong container. Yêu cầu 100% đơn vị vận tải container phải đầu tư, trang bị, sử dụng thiết bị định vị vệ tinh xe tải (GPS) và có trách nhiệm cung cấp toàn bộ file mềm lưu trữ lịch trình xe trong trường hợp cơ quan chức năng yêu cầu. Đồng thời có trách nhiệm đối với lô hàng mà Cty mình vận chuyển bị mất cắp trên đường từ nhà máy đến cảng.

Theo Thượng tá Nguyễn Phúc Thuận, Trưởng Phòng 3 - C45, muốn phòng ngừa tình trạng này, các DN vận tải cần chú trọng khâu tuyển người và phải tuyên truyền pháp luật cho đội ngũ lái xe, không được thông đồng với tội phạm và có ý thức tố giác tội phạm. Bên cạnh đó, các DN có hàng không nên khoán trắng việc vận chuyển cho DN vận tải, mà phải cử người giám sát hàng hóa cho đến khi các container được vận chuyển lên tàu biển ra nước ngoài.

Đối với lực lượng Công an, theo ông Thuận, các đơn vị, địa phương, cần thu thập tài liệu, rút ra các phương thức, thủ đoạn mới của loại tội phạm này để tuyên truyền cho các DN vận tải và xuất khẩu; tuần tra, kiểm soát đêm tại các bến bãi, điểm đỗ của xe container (thời điểm các xe container hoạt động) để phát hiện tội phạm. Đồng thời, các lực lượng nghiệp vụ phải tổng rà soát các đối tượng có biểu hiện nghi vấn, bất minh về kinh tế, từng có tiền án tiền sự về loại tội này... để quản lý, răn đe, giáo dục. Đối với các vụ đã xảy ra, phải điều tra, xử lý nghiêm, góp phần răn đe tội phạm...

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%