Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ba nội dung cơ bản của Nghị định 25

Viettel, một trong những DNNN chuyển đổi thành công và phát triển mạnh sau chuyển đổi

* Về đối tượng chuyển đổi

Theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP, tất cả các DN quy mô lớn mà Nhà nước giữ 100% vốn, trước đây chưa thuộc đối tượng chuyển đổi, nay đều áp dụng theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP (bao gồm Cty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước, Cty mẹ trong TCty nhà nước, Cty mẹ trong TCty thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước, Cty mẹ trong mô hình Cty mẹ - Cty con).

DN thuộc diện cổ phần hóa (CPH) nhưng chưa triển khai thực hiện CPH hoặc đang thực hiện trình tự, thủ tục CPH nhưng dự kiến đến 1/7/2010 chưa có quyết định xác định giá trị DN của cấp có thẩm quyền thì thuộc đối tượng chuyển sang Cty TNHH một thành viên (nhưng sau đó phải tiếp tục chuyển thành Cty cổ phần theo lộ trình được phê duyệt).

Đối với các trường hợp đang thực hiện CPH mà đến ngày 1/7/2010 đã có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận giá trị DN để CPH thì không thực hiện chuyển đổi thành Cty TNHH một thành viên mà tiếp tục thực hiện theo trình tự, thủ tục CPH.

* Về trình tự, thủ tục

Đơn giản hoá trình tự, thủ tục chuyển đổi. Chỉ những DN mà theo đề án sắp xếp được phê duyệt là DN 100% vốn nhà nước thì thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục. DN tạm chuyển thành Cty TNHH một thành viên sau đó chuyển thành Cty cổ phần thì không phải lập phương án và thực hiện xử lý tài sản, tài chính, sắp xếp lại lao động, sử dụng đất. DN là cty nông nghiệp, Cty lâm nghiệp, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh thì đất rừng và các tài sản trên đất rừng được chuyển giao nguyên trạng sang Cty TNHH một thành viên.

Chủ sở hữu ra quyết định bổ nhiệm lại các thành viên HĐQT làm thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch HĐQT làm Chủ tịch Hội đồng thành viên. Các DN không phải làm thủ tục đầy đủ và phức tạp như bổ nhiệm cán bộ lần đầu.

* Về tổ chức quản lý

Quy định rõ loại DN bắt buộc áp dụng mô hình Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và các Kiểm soát viên (Cty mẹ của tập đoàn kinh tế, Cty mẹ được chuyển đổi từ TCty nhà nước). Các DN khác áp dụng mô hình Hội đồng thành viên hoặc mô hình Chủ tịch Cty - tuỳ quy mô, phạm vi địa bàn và số lượng ngành nghề kinh doanh của từng Cty, do chủ sở hữu quyết định. Riêng Cty mẹ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực đặc thù (như trong lĩnh vực quốc phòng an ninh...) thì cơ cấu tổ chức quản lý của cty mẹ do Thủ tướng quyết định.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty mẹ của tập đoàn kinh tế, TCty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập không kiêm Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty mẹ thuộc các TCty do bộ, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập có thể kiêm Tổng giám đốc nếu đáp ứng các điều kiện quy định và do chủ sở hữu quyết định.

Cán bộ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội không kiêm nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên. Thành viên Hội đồng thành viên không làm các chức vụ quản lý, điều hành tại DN thành viên. Kiểm sóat viên không đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành DN hoặc là người có liên quan đến người quản lý, điều hành DN. Kiểm sóat viên có quyền sử dụng con dấu của cty để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật và điều lệ Cty quy định đối với kiểm soát viên.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%