![]() |
Người đứng đầu cơ sở dạy nghề có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, phê duyệt kế hoạch tự thanh tra, kiểm tra và tổ chức thực hiện |
Bộ Trưởng Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội, Nguyễn Thị Kim Ngân vừa có thông tư gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người đứng đầu cơ sở dạy nghề, các tổ chức và cá nhân quy định về cộng tác viên thanh tra dạy nghề và hoạt động tự thanh tra, kiểm tra trong các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề.
Thông tư này quy định rõ về tiêu chuẩn, thủ tục công nhận, nhiệm vụ, quyền hạn, những việc không được làm, chế độ, trưng tập và quản lý cộng tác viên thanh tra dạy nghề và hoạt động tự thanh tra, kiểm tra trong các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề. Áp dụng đối với cộng tác viên thanh tra dạy nghề; cơ sở dạy nghề; cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương và địa phương.
Thông tư nêu rõ, ngoài các tiêu chuẩn được quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 31/2006/NĐ-CP ngày 29/03/2006 cộng tác viên thanh tra dạy nghề còn phải đáp ứng các yêu cầu là cán bộ, giáo viên của cơ sở dạy nghề và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực dạy nghề. Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra dạy nghề.
Thông tư cũng quy định rõ những việc cộng tác viên thanh tra dạy nghề không được làm như: Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra; Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan; Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức; Tham gia Đoàn thanh tra tại cơ sở dạy nghề mình đang công tác hoặc trong trường hợp bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
Cộng tác viên thanh tra dạy nghề được trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương và địa phương, Chánh thanh tra Tổng cục Dạy nghề, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện nhiệm vụ thanh tra về dạy nghề; Trước khi trưng tập cộng tác viên thanh tra dạy nghề, người có thẩm quyền trưng tập phải thống nhất bằng văn bản (công văn, bản fax, thư điện tử) với cơ quan quản lý trực tiếp người được trưng tập; Việc trưng tập cộng tác viên thanh tra dạy nghề phải thực hiện bằng văn bản và ghi rõ căn cứ để trưng tập, thời gian trưng tập, nơi làm việc, danh sách cộng tác viên thanh tra dạy nghề được trưng tập vàtuân thủ các quy định tại Điều 17 Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ, hàng năm, người đứng đầu cơ sở dạy nghề có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, phê duyệt kế hoạch tự thanh tra, kiểm tra và tổ chức thực hiện; Tuỳ theo yêu cầu, tình hình thực tế của cơ sở, người đứng đầu cơ sở dạy nghề quyết định hình thức, phương thức, số lượng các cuộc tự thanh tra, kiểm tra trong năm học; Xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định; Khen thưởng các tổ chức, cá nhân tích cực, có thành tích được phát hiện thông qua hoạt động tự thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
(Theo Nguyễn Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com