Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cụ thể hoá hành vi gian lận trong lĩnh vực tài chính

Bộ Tài chính vừa công bố 53 hành vi được coi là buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan.
 
Theo đó, hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế  về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ, mã số hàng hoá, thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hoá xuất khẩu; lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ quyết toán thuế, thanh khoản, miễn thuế, xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế; không khai hoặc khai sai so với quy định về ngoại tệ, tiền Việt Nam, vàng mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh… đều được xem là vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 

Doanh nghiệp có hoạt động xuất - nhập khẩu không xuất trình hàng hoá còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan; không cung cấp chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hoá xuất - nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu; đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan, giả mạo niêm phong hải quan, giấy tờ để xuất - nhập khẩu mà không phải là tội phạm... đều bị xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính theo Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Nghị định 18/2009/NĐ-CP vì những vi phạm này cũng được Bộ Tài chính coi là vi phạm trong lĩnh vực hải quan. 

Tổ  chức, cá nhân chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hoá xuất - nhập khẩu không có chứng từ hợp lệ trong địa bàn hoạt động hải quan; vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới mà không phải là tội phạm; tẩu tán, tiêu huỷ hoặc vứt bỏ hàng hoá để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan cũng được coi là vi phạm và bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.  

Ngoài ra, hành vi khai sai mã số hàng hoá, thuế suất dẫn đến xác định thiếu số thuế phải nộp; khai nhiều hơn so với thực tế hàng hoá xuất khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu có số thuế gian lận từ 50 triệu đồng trở lên mà không phải là tội phạm; tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá được ưu đãi thuế mà không khai thuế… cũng sẽ bị xử phạt do vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 

Trong lĩnh ựuc thuế, phí và lệ phí, Bộ Tài chính cũng cụ thể hoá 20 hành vi đươc coi là gian lận thương mại và sẽ xử phạt vi phạm hành chính.  

Cụ  thể, hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên bảng kê (hoặc hoá đơn, hợp đồng kinh tế, tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế) hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế; cung cấp sai lệch, không đầy đủ, thiếu chính xác đối với thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn đều bị… coi là vi phạm hành chính và bị xử phạt theo Nghị định Nghị định 98/2007/NĐ-CP. 

Bên cạnh đó, hành vi không kê khai hoặc kê khai không chính xác dẫn đến giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn; sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế được miễn, số thuế được giảm; lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ sai về số lượng, giá trị để khai thuế thấp hơn thực tế… cũng được Bộ Tài chính coi là gian lận thương mại trong lĩnh vực thuế.  

Gian lận thương mại trong lĩnh vực thuế còn có hành vi không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp; không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; sử dụng hàng hoá được miễn thuế (bao gồm cả hàng hoá thuộc diện không chịu thuế) không đúng mục đích mà không khai thuế; sử dụng hoá đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn. 

Hành vi không cung cấp được hoá đơn, chứng từ  hợp pháp của lô hàng vận chuyển trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hoặc không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển sau 24 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện nhưng chưa ra quyết định xử phạt cũng sẽ bị xử phạt nghiêm theo Nghị định 98/2007/NĐ-CP.

(Theo Mạnh Bôn // Báo đầu tư)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
  • Từ 1-7: Chỉ dùng một loại tem duy nhất dán cho mũ bảo hiểm
  • Lương chuyên gia trong nước không quá 25 triệu đồng/tháng
  • Sẽ phân vùng lương tối thiểu theo đề xuất của địa phương?
  • Ba nội dung cơ bản của Nghị định 25
  • Thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng
  • Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp chuyển địa điểm sản xuất khỏi đô thị
  • Từ 2013, hàng điện gia dụng phải có nhãn năng lượng
  • Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi được giữ nguyên tên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%