Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nội dung cơ bản của Luật Hải quan mới của EU (áp dụng từ 1/7/2009)

TỔNG QUAN VỀ LUẬT HẢI QUAN EU MỚI – 2008

(MODERNISED CUSTOMS CODES – MCC)

Mục đích: Thay thế cho Luật Hải quan năm 12/10/1992 theo hướng hiện đại hóa, đơn giản thủ tục và tạo tiền đề cho việc thuận lợi trong kê khai của doanh nghiệp, giải quyết hồ sơ của hải quan bằng hệ thống điện tử nối mạng trong phạm vi toàn EU.

Hiệu lực thực hiện : Trên nguyên tắc, MCC có hiệu lực thực hiện sau 20 ngày kể từ ngày đăng công báo, tuy nhiên trừ một số điều, khoản trao quyền cho Ủy ban thông qua các giải pháp thực hiện, và các điều, khoản này chỉ được áp dụng khi ban hành quy định hướng dẫn thực hiện. Điều này đòi hỏi từ 1 đến 5 năm sau khi MCC có hiệu lực thực hiện. Trên thực tế, chưa xác định chính xác thời hạn áp dụng đồng thời MCC và quy định hướng dẫn thực hiện, và thời hạn này sẽ được điều chỉnh vì việc áp dụng này tùy thuộc vào khả năng triển khai hệ thống IT (điện tử) của cả EU, bộ máy hải quan của từng nước thành viên và tùy thuộc cả vào các chủ thể kinh doanh.

Như vậy thời hạn áp dụng nêu trên sẽ được ấn định trong Thông tư hướng dẫn thực hiện và vì thế sẽ gắn kết với Quyết định triển khai hải quan điện tử (e-Customs).

Nội dung cơ bản của MCC

    * Quy trình hải quan phải đơn giản, thông suốt và dễ kiểm soát lưu thông hàng hóa;

    * Đảm bảo mọi thủ tục hải quan phải chuyển dần sang thực hiện bằng hệ thống máy tính hướng tới không sử dụng hồ sơ giấy tờ trong kinh doanh và hải quan (Quyết định số 70/2008/EC ngày 15/01/2008 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu);

    * Triển khai áp dụng việc truy nhập và khai báo hải quan điện tử và kèm theo bộ hồ sơ giấy tờ như theo quy định; Hải quan chỉ chấp nhận bộ hồ sơ bằng giấy khi hệ thống máy tính của hải quan không hoạt động hoặc việc khai báo điện tử không thể thực hiện được.

    * Theo quy định của MCC, kể từ 1/7/2009 các chủ thể kinh tế sẽ phải cung cấp thông tin đối với hàng hóa trước khi nhập khẩu vào EU. Thời hạn cần khai báo hải quan đối với vận tải bằng đường biển là trong vòng 24 giờ trước khi hàng hóa được chất lên tàu tại CẢNG ĐI; Đối với trường hợp vận chuyển bằng đường sắt, đường thủy nội địa là 2 giờ trước khi hàng đến trạm hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu bên trong lãnh thổ hải quan của EU và đối với trường hợp vận chuyển bằng đường bộ là ít nhất 1 giờ. Đối với việc thông báo. Thời hạn đối với việc khai báo hải quan bằng hồ sơ tối thiểu là 4 giờ. Tuy nhiên, dưới áp lực của các chủ thế kinh tế, việc khai báo thông tin được thực hiện trên cơ sở tự nguyện (Optinal), việc bắt buộc cung cấp thông tin bắt buộc sẽ triển khai từ 2011.

    * Trao đổi, cung cấp thông tin điện tử hải quan giữa các nước thành viên và với các cơ quan công quyền khác;

    * Đẩy mạnh, quảng bá khái niệm “giải quyết, thanh khoản hồ sơ tại đầu mối” (centralised clearance), theo đó thương nhân đã được cấp mã số (Authorized Economic Operator – AEO) có thể khai báo hải quan điện tử và trả thuế, lệ phí hải quan tại nơi đăng ký không phân biệt nước thành viên nơi hàng hóa được nhập khẩu hay xuất khẩu khỏi lãnh thổ hải quan EU hoặc nước hàng hóa nhập khẩu đó sẽ được tiêu thụ; Chương trình cấp chứng chỉ AEO bắt đầu triển khai từ 1/1/2008 (trước mắt theo tinh thần đăng ký tự nguyện, hiện tại đã có khoảng 300 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ, EU hy vong thời gian tới sẽ cấp thêm từ 500-1000 chứng chỉ. Thủ tục cấp chứng chỉ khoảng 70 ngày);

    * Tạo nền tảng để phát triển khái niệm “một cửa” “một địa điểm” theo đó, các doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin về hàng hóa với 1 điểm giao dịch (contact point) – khái niệm “1 cửa”, ngay cả khi dữ liệu được chuyển đến cho các cơ quan hành chính, bộ phận khác nhau vì thế việc kiểm tra dữ liệu vì nhiều mục đích khác nhau (hải quan, vệ sinh an toàn thực phẩm ...) được thực hiện tại cùng thời điểm và cùng địa điểm – khái niệm “một địa điểm”;

    * Tiến tới thống nhất và hài hòa hệ thống bảo lãnh hải quan.

    * Luật cũng có quy định đối với yêu cầu phải khai báo hải quan đối với số lượng tiền mặt khi mang vào và mang ra khỏi EU để nhằm chống rửa tiền hoặc tài trợ cho khủng bố.

    * Đối với hàng tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, cũng có quy định thực hiện riêng nhằm đảm bảo an toàn, an ninh, chống buôn lậu, kinh doanh hàng nhái, hàng giả…

    * Đối với các của hàng miễn thuế phải áp dụng khai báo điện tử trước ngày 31/12/2010.

Quy trình thông qua văn bản hướng dẫn thực hiện và vai trò của Hội đồng, Nghị viện

Trước hết, phần lớn các điều khoản của MCC cần phải có hướng dẫn thực hiện, theo quy định của MCC, văn bản hướng dẫn thực hiện sẽ được Ủy ban thông qua và ban hành dưới hình thức văn bản pháp quy. Việc thông qua văn bản hướng dẫn thực hiện phải được thực hiện theo 3 «quy trình chuẩn » (standard comitology procedures), có ý kiến của Ủy ban Luật Hải quan, Hội đồng và Nghị viện. Quy trình này đã được quy định trong Luật, tùy theo bản chất sự việc và tác động của nó đối với Luật. MCC quy định quy trình mới (quy trình điều tiết -'regulatory procedure) áp dụng với việc kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng việc thông qua các biện pháp thực hiện.

Các văn bản pháp quy hải quan hiện hành

    * Văn bản số 2913/92 (1) ngày 12/10/1992 của EEC về ban hành Luật Hải quan

Đươc sửa đổi, bổ sung tại các quy định sau:

    * Văn bản số 82/97 của EC (Ủy ban châu Âu) ngày 19/12/1996;

    * Văn bản số 955/1999 của EC ngày 13/4/1999;

    * Văn bản số 2700/2000 của EC ngày 16/11/2000;

    * Văn bản số 648/97 của EC ngày 13/4/2005;

    * Văn bản số 1791/2006 của EC ngày 20/11/2006.

    * Văn bản số 450/2008 của EC ngày 17/11/2008 ban hành Luật HQ mới – được gọi là Modernized Customs Code (2) có hiệu lực thực hiện từ 24/6/2008 ;

    * Văn bản số 2454/93 (3) của EEC ban hành những điều khoản thực hiện Luật Hải quan tại văn bản (1);

Được sửa đổi, bổ sung tại các quy định sau:

    * Văn bản số 1875/2006 của EC;

    * Văn bản số 1192/2008 của EC ngày 17/11/2008

    * Văn bản số 273/2009 ngày 02/4/2009 của EC

    * Văn bản số 312/2009 của EC, ngày 16/4/2009;

    * Văn bản số 414/2009 của EC, ngày 30/4/2009;

    * Văn bản số 197/2010 của EC (Ngày 9/3/2010)

    * Quyết định số 70/2008/EC (3) của Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu ngày 15/01/2008 về giảm hồ sơ giấy tờ đối với hải quan và tạo thuận lợi thương mại.

    * Quyết định số 624/2007 (4) của Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu ngày 23/5/2007 về xây dựng chương trình hành động hải quan trong EU 2013 (2008- 2013) đối với hải quan điện tử

(Nguồn: www.ttnn.com.vn)

 

 

 

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
  • Bồi thường chênh lệch đất tái định cư
  • Hợp đồng góp vốn duy nhất không được miễn thuế TNCN
  • Chính thức công bố Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay
  • Công bố Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay
  • Điều kiện tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam
  • Sắp ban hành Quy chuẩn thép cán nguội
  • Công an xã được phép xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền
  • Cấp phù hiệu cho xe hoạt động trên địa bàn Hà Nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%