Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng: Mức phạt tối đa lên tới 500 triệu đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 202/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Theo đó, NHNN dự kiến nâng mức xử phạt tối đa bằng tiền trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng từ 70 triệu đồng lên 500 triệu đồng.

Cụ thể, vi phạm về giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động nghiệp vụ (gọi chung là giấy phép) có thể bị phạt tiền từ đến 500 triệu đồng trong khi mức cao nhất theo quy định trước là 70 triệu. Mức phạt cao nhất vi phạm về quản trị điều hành đến 120 triệu đồng, cao hơn 6 lần so với trước kia. Đối với trường hợp vi phạm về tỷ lệ sở hữu và mua lại cổ phần có thể phải chịu mức phát cao nhất lên tới 200 triệu và bị buộc bán lại số cổ phần vượt quá quý định.

Phạt tiền từ 30- 90 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 100- 200 triệu đồng đối với hành vi phát hành giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ hoặc bằng vàng để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài không đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, các vi phạm khác về cấp tín dụng, cho vay, cho thuê tài chính hợp vốn; ủy thác cho vay, cho thuê tài chính; nhận ủy thác cho vay; cho thuê tài chính... tùy trường hợp và mức độ mà có thể bị phạt ở mức cao nhất 500 triệu đồng. Dự thảo cũng bổ sung mức phạt với hành vi không niêm yết công khai lãi suất huy động vốn và mức phí cung ứng dịch vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng, sẽ bị phạt từ 1- 3 triệu.

Lý giải cho việc tăng mức phạt lên cao, NHNN cho biết, trong những năm gần đây, số lượng sản phẩm kinh doanh và dịch vụ ngân hàng mới tăng lên nhanh chóng về quy mô và đa dạng về loại hình. Các văn bản pháp quy đã ban hành tỏ ra lạc hậu và thiếu nhiều chế tài xử lý vi phạm. Mặt khác, Nghị định số 202 hiện không còn phù hợp với nhiều quy định mới trong Luật NHNN và Luật các TCTD đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 6/2010, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết thêm, năm 2008, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử phạt VPHC năm 2002, trong đó đã nâng mức xử phạt tối đa bằng tiền trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng từ 70 triệu đồng lên 500 triệu đồng.

Trong dự thảo, NHNN cũng quy định rõ thẩm quyền xử phạt. Cụ thể: Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN có thẩm quyền phạt tiền đến 500 triệu đồng. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền phạt tiền đến 30 triệu đồng. Thanh tra viên ngân hàng đang thi hành công vụ có quyền phạt đến 500.000 đồng.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%