Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vi phạm trong lĩnh vực thủy sản có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng

Ngày 29-3-2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và kinh doanh thủy sản,... có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 40 triệu đồng, chưa kể một số hình thức phạt bổ sung. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-5-2010.

* Khai thác thủy sản trong danh mục cấm: Phạt tối đa 40 triệu đồng

Đối với hành vi khai thác các loài thủy sản trong danh mục cấm khai thác, mức phạt thấp nhất là từ 1-3 triệu đồng, nếu khối lượng thủy sản khai thác dưới 20kg. Mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 40 triệu đồng nếu khối lượng thủy sản khai thác trái phép trên 500kg. Hành vi thả các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại vào vùng nước tự nhiên sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng và phạt tới 30 triệu đồng, khi thả vào vùng nước thuộc khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa. Phạt từ 20-25 triệu đồng nếu tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, sơ chế, chế biến các loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Mức phạt tiền cao nhất quy định tại Nghị định này, 40 triệu đồng, cũng được áp dụng đối với hành vi nhập khẩu tàu cá khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu.

* Đưa tạp chất vào thủy sản bị phạt tới 30 triệu đồng

Đối với hành vi thuê, mượn người khác đưa tạp chất vào thủy sản hoặc có hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản, có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng, ngoài ra, còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở thu gom, bảo quản, chế biến thủy sản từ 6 - 12 tháng trong trường hợp cơ sở vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Nếu tàu cá sử dụng, tàng trữ trái phép hóa chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản sẽ bị phạt từ 5 - 7 triệu đồng. Mức phạt lên tới 10 triệu đồng dành cho tàu cá tàng trữ trái phép chất nổ, kíp nổ, dây cháy chậm. Hành vi sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

(Theo can tho online)

  • Cho thuê lại lao động – ai lợi hơn ai?
  • Đề xuất miễn thuế xuất khẩu da trăn nuôi
  • Từ 1/7, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới nộp thuế
  • DN thêm gánh nặng phí
  • Phạt nặng kinh doanh, nhập khẩu hàng lậu
  • Từ tháng 7/2010: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sẽ phải công bố hàng tháng
  • Miễn tiền sử dụng đất xây dựng công trình phụ trợ đường cao tốc quốc gia
  • Miễn thuế quỹ phát triển đất
  • Thuế thu nhập cá nhân sẽ được gia hạn quyết toán đến 31/7
  • Một công đôi việc
  • Không bán hồ sơ mời thầu phạt đến 18 triệu đồng
  • DN công nghệ thông tin khuyến mại không vượt quá 50%
  • Chung cư cao tầng được bảo hành 60 tháng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%